https://dauantinhyeuthienchua.com/ Dấu Ấn Tình Yêu Thiên Chúa Fri, 19 Apr 2024 16:06:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.6 Hình ảnh người chăn chiên tốt lành https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/nguoi-chan-chien/ Fri, 19 Apr 2024 16:06:26 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=12110 Theo tập tục nếp sống văn hóa bên Tây phương vào dịp lễ mừng Chúa phục sinh những con Thỏ phục sinh làm bằng Sôcôla được trưng bày bán đổ trao tặng nhau. Kinh Thánh không nói đến con Thỏ. Nhưng con Chiên, là con vật nổi bật như „ngôi sao trên sân khấu, sân …

Bài viết Hình ảnh người chăn chiên tốt lành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Theo tập tục nếp sống văn hóa bên Tây phương vào dịp lễ mừng Chúa phục sinh những con Thỏ phục sinh làm bằng Sôcôla được trưng bày bán đổ trao tặng nhau. Kinh Thánh không nói đến con Thỏ. Nhưng con Chiên, là con vật nổi bật như „ngôi sao trên sân khấu, sân cỏ“, được nói nhắc đến nhiều. Trong kinh thánh cựu ước nó được nói đến 159 lần, trong tân ước 37 lần.

Chiên cừu là con thú vật giữ vai trò quan trọng trong đời sống dân du mục, và trong nông nghiệp của dân Do Thái cùng những dân tộc tương tự bên vùng Trung đông.

Chiên cừu trong kinh thánh là hình ảnh biểu tượng được dùng để chỉ về dân của Thiên Chúa.

Hình ảnh Chiên cừu nói về con người trong ý hướng tinh thần tâm linh muốn diễn tả sự đi lạc lối. Vì chiên cừu đi ăn trên đồng cỏ thường chạy đi ra phía đàng trước, rẽ sang ngang, rồi lại quay trở lại… có khi vì thế lạc lối, lạc đàn chung. Con người cũng vậy, đôi khi sống không thành thật, khi đối xử không đẹp không tốt với người khác, hay làm tổn thương danh dự tiếng tốt cùng của cải của người khác, hay làm đau lòng người khác qua lời nói không lịch sự tao nhã… Những cung cách tiêu cực như thế kinh thánh gọi tên là sống sai lạc luẩn quẩn, như Ngôn sứ Isaia nói. „Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu lang thang mỗi người một ngả.“ (Isaia 53,6).

Cũng trong ý nghĩa tinh thần thiêng liêng Chúa Giesu không muốn để cho những con chiên phải đi lạc đàn, phải mất, nên Ngài nói chính Ngài là người chăn chiên : „Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta.“

Thế nào là hình ảnh người chăn chiên tốt lành?

Đó đây nhất là bên vùng Trung đông, bên Âu châu nơi vùng thung lũng hay bên sườn đồi núi, nơi có những đồng cỏ xanh tốt, thường thấy những người mục đồng chăn lùa đàn súc vật hằng trăm con chiên cừu đến ăn cỏ, chung quanh chúng có những con chó chạy canh cho chúng khỏi đi chạy lạc xa đàn. Những con chiên cừu thú vật tin tưởng người chăn dắt chúng, nên chúng tuân nghe hiệu lệnh của họ. Vì chúng biết mình được người chăn chiên chăm sóc dẫn tới đồng cỏ xanh tốt cùng có vũng nước uống trong lành an toàn cho đời sống thể xác phát triển tốt.

Chúa Giesu dùng hình ảnh người chăn chiên tốt lành nói về mình, trong cung cách nếp sống lo cho đời sống tinh thần từng người một, quan tâm băn khoăn đi tìm con chiên đi lạc, và khi tìm thấy rất vui mừng hạnh phúc, bồng ẵm bế nó trên vai trở về nhà cho an toàn, sẵn sàng hy sinh tất cả tìm cách cứu giúp.

Qua hình ảnh đó Chúa Giêsu muốn củng cố lòng can đảm con người chúng ta. Ngài luôn đi kiếm tìm chúng ta và quan tâm săn sóc chúng ta.

Tất cả mọi người đều có khát vọng mong ước được quan tâm chú ý đến, đi tìm kiếm khi ta đi lạc đường sai lối. Được nâng đỡ vực dậy, khi ngã té không còn sức tiếp tục đứng dậy. Được bảo vệ gìn giữ, khi gặp sự đe dọa nguy hiểm cho mạng sống. Được an ủi chữa lành, khi vướng vào hoàn cảnh khó khăn tủi nhục.

Chúa Giêsu trong vai trò là người chăn chiên hết mình vì đoàn chiên, chứ không phải là người đi kiểm soát. Vì thế ngài khẳng định:

“Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên.“ ( Ga10,11-18). Với Ngài mỗi sự sống con chiên, sự sống của mỗi người là một công trình tạo vật cao qúy do Thiên Chúa tạo dựng nên.

Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sự sống của các con chiên, mà Chúa Giêsu dùng nói về chính mình làm liên tưởng đến hình ảnh bàn tay trần đầy tình yêu thương của cha mẹ săn sóc lo cho con cái mình ngay từ khi chúng còn là bào thai trong cung lòng mẹ, rồi ngày mở mắt chào đời và trong suốt dọc đời sống.

Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sức khoẻ các con chiên, mà Chúa Giêsu dùng nói về mình gây niềm cảm xúc nhớ đến những vị Thừa Sai, những người có lòng nhân nghĩa bác ái, xả thân hy sinh đến những với những người nghèo khổ túng thiếu ở những nơi xa lạ có khi còn có sự nguy hiểm đe dọa mạng sống, cùng chia sẻ sống chung ra tay giúp đỡ họ.

Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sự sống tinh thần, niềm an vui bình an của các con chiên, mà Chúa Giesu dùng nói về mình, vọng lại lời kinh khấn nguyện tràn đầy lòng tin tưởng phó thác:
„Chúa lo chăn dắt đời con
Đâu còn thiếu thốn, đâu còn sợ chi.“ (Thánh vịnh 23, 1).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Hình ảnh người chăn chiên tốt lành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/chua-phuc-sinh/ Tue, 02 Apr 2024 20:08:57 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=12023 Hình ảnh sự khác lạ nơi biến cố Chúa Giêsu Kitô phục sinh. Xưa nay trong cung cách phụng vụ Giáo Hội mừng lễ mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại, cây nến Phục sinh cao to được thắp dựng trên cung thánh nơi các thánh đường là trung tâm loan báo tin mừng: Ánh sáng …

Bài viết Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Hình ảnh sự khác lạ nơi biến cố Chúa Giêsu Kitô phục sinh.

Xưa nay trong cung cách phụng vụ Giáo Hội mừng lễ mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại, cây nến Phục sinh cao to được thắp dựng trên cung thánh nơi các thánh đường là trung tâm loan báo tin mừng: Ánh sáng Chúa Kitô. Chúa Giêsu Kitô đã sống lại. Halleluia!

Nhưng ngày xưa cách đây hơn hai nghìn năm nơi diễn xảy ra biến cố phục sinh thần thánh lạ lùng lại khác. Phải mọi sự đã đổi khác.

Phúc âm (Mc 16,1-8) thuật lại: Các người phụ nữ sáng sớm ra thăm mộ Chúa, lo lắng không biết làm sao, hay có thể nhờ ai giúp lăn tấm phiến đá nặng che lấp cửa mộ ra cho. Nhưng sự thể lại đã ra khác.

Khi tới mộ, họ quá đỗi ngạc nhiên thấy tấm phiến đá chắn lấp cửa ngôi mộ chôn Chúa Giêsu đã được vần lăn sang qua một bên, cửa lối vào bên trong huyệt mộ đã được khai thông mở ra!

Các người phụ nữ đi vào huyệt mộ, họ chờ đợi mong muốn tìm được xác Chúa Giêsu Kitô để thoa xức dầu thơm tỏ tâm tình lòng kính trọng thương mến. Nhưng sự thể lại đã ra khác.

Họ không còn thấy xác Chúa Giêsu nữa, mà trước đây ba ngày chính họ đã an táng ngài nơi này, bây giờ không còn nằm trong đó nữa, đang khi những khăn băng vải liệm xác người qua đời xếp nằm trên nền đất.

Các người phụ nữ những tưởng là có quân lính canh gác bên ngoài mộ Chúa Giêsu Kitô, như các Thầy cả, các vị luật sĩ Phariseo muốn làm để thách thức các Môn đệ, những người mộ mến theo Giêsu. Nhưng sự thể lại đã ra khác.

Thay vì thấy có quân lính canh gác, họ chỉ gặp Thiên Thần Chúa mặc áo trắng ngồi canh nơi mộ.

Những tưởng sẽ được vị Thiên Thần hướng dẫn chỉ đường vào mộ. Nhưng sự thể lại đã ra khác.

Thiên Thần Chúa bảo cho họ biết Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại rồi. Người không còn ở đây nữa.

Các người phụ nữ thấy biến cố sự thể đã xảy ra cùng được Thiên Thần báo tin mừng, họ sống trong tâm trạng vừa ngạc nhiên, vừa lo sợ và cũng vừa vui mừng. Họ không biết xử sự thế nào. Nhưng sự thể lại đã ra khác.

Thiên Thần Chúa trấn an họ đừng sợ gì! Và trao cho họ là những nhân chứng đầu tiên đi loan báo tin mừng Chúa Giêsu Kitô đã sống lại ra khỏi nấm mồ sự chết, cùng nói cho các Môn đệ Chúa Giêsu rằng Người chờ đợi gặp lại họ ở Galileo, nơi ngày xưa cách đây ba năm Người đã kêu gọi chọn họ làm Môn đệ, nơi đó Người đã bắt đầu rao giảng nước Thiên Chúa cho con người trên trần gian.

Biến cố đau thương tủi nhục Chúa Giêsu Kitô đã chết trên thập tự chiều ngày thứ sáu. Những tưởng mọi sự chấm hết. Nhưng sự thể nay lại đã ra khác.

Chúa Giêsu Kitô đã chết được an táng trong huyệt mộ. Nhưng Ngài qua biến cố phục sinh vẫn còn đang sống. Ánh sáng sự sống niềm hy vọng bừng lên trong đêm tối tội lỗi trần gian bao trùm con người từ ngày xa xưa, sau khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ thiên nhiên và con người. Vì Ông Bà nguyên tổ Adong Eva đã phạm tội lỗi luật Thiên Chúa.

Ngày xưa Thiên Chúa đã ra hình phạt cho con người, vì tội Ông Bà nguyên tổ, phải chết. Nhưng sự thể lại ra khác.

Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại từ cõi kẻ chết không do tự mình, nhưng sức mạnh thần linh của Thiên Chúa đã cho làm Ngài chỗi dậy sống lại. Và sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô có giá trị mang đến ơn cứu độ giải thoát cho linh hồn con người khỏi hình phạt phải chết.

Tội lỗi, sự dữ ảnh hưởng làm cho tâm trí tinh thần con người ra mệt mỏi, thiếu vắng niềm hy vọng, vui tươi phấn khởi vươn lên. Nhưng ánh sáng phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô soi chiếu lan tỏa sức sống niềm hy vọng cho tâm trí. Qua sự hy sinh chịu chết và sống lại của Người mang đến hiệu quả tha thứ tội lỗi cho con người trần gian. Đó là nền tảng đức tin vào Thiên Chúa, nguồn sự sống, nguồn ơn tha thứ bình an cho đời sống tâm linh cùng thể xác con người.

Thiên Thần Chúa nói với các người phụ nữ ra thăm viếng mộ Chúa: hãy ra đi trở về đời sống hằng ngày sống loan báo làm chứng cho tin mừng Chúa Giêsu Kitô đã sống lại.

Trở về với đời sống sinh hoạt hằng ngày có niềm vui cùng nỗi buồn, có niềm hy vọng cùng cả nỗi hoài nghi thất vọng, có mừng rỡ chiến thắng cùng cả sự thất bại, có tình yêu thương cùng cả hận thù ghen ghét, có nụ cười cùng cả nước mắt, có ánh sáng cùng cả bóng tối, có ban ngày cùng cả ban đêm tối nữa, có đoàn tụ chung hợp cùng cả chia ly… Tất cả diễn xảy ra nơi đời sống trong công trình vũ trụ thiên nhiên từ xưa nay.

Từ những ngày tháng qua những tín hữu Chúa Kitô bên đất thánh Do Thái đã đang sống trong lo âu buồn thảm. Vì chiến tranh đã cùng đang xảy ra hằng ngày, khiến đời sống về mọi khía cạnh, nhất là về an ninh và kinh tế gặp rất nhiều khó khăn khủng hoảng.

Ngôi mộ Chúa Giêsu là ngôi mộ trống, vì Chúa Giêsu Kitô đã phục sinh sống lại. Đền thờ mộ Chúa ngày nay ở Jerusalem, nơi có Ngôi mộ trống lịch sử của Chúa phục sinh. Xưa nay hằng hơn chục thế kỷ qua luôn có từng đoàn lũ đông đảo khách hành hương khắp nơi trên thế giới đến thăm viếng. Bây giờ vì chiến tranh đe dọa phá hoại, nên sự lo sợ cùng chết chóc bao phủ đời sống xã hội. Và như thế cũng gây ra hệ lụy tiêu cực cho con đường đời sống trở nên trống vắng thiếu hụt về an sinh kinh tế, cùng cảnh lo âu buồn thảm cho tinh thần con người.

Nhưng dẫu vậy vẫn còn có những nhóm nhỏ người Kitô hữu, nhất là các Vị Tu Sỹ Nam Nữ Dòng, trải qua bao giai đoạn lúc thịnh vượng cũng như những lúc khó khăn về các khía cạnh đời sống, họ vẫn can đảm trung thành bám trụ sống gìn giữ bảo vệ nơi có nhiều dấu vết lịch sử thánh tích, sống làm chứng loan báo tin mừng Chúa Giêsu phục sinh, sống dấn thân giúp đỡ những hoàn cảnh cần phải được giúp đỡ ở ngay các vùng đất thánh bên nước Do Thái.

Hướng về họ với lòng cảm phục cùng tình liên đới, Giáo Hội qua Đức Giáo Hoàng đã có tâm tình gửi họ: “Lễ Phục sinh, trung tâm đức tin của chúng ta, càng có ý nghĩa hơn đối với anh chị em, những người cử hành lễ này ở chính những nơi Chúa chúng ta sống, đã chết và sống lại. Lịch sử cứu độ, và thậm chí cả địa lý của nó, sẽ không tồn tại ngoài mảnh đất mà anh chị em đã cư trú trong nhiều thế kỷ. Anh chị em muốn ở lại đó, và điều tốt là anh chị em nên ở lại đó. Cảm ơn vì chứng tá đức tin của anh chị em, cảm ơn vì lòng bác ái hiện hữu giữa anh chị em cảm ơn vì khả năng hy vọng của anh chị em bất chấp mọi thất vọng.” ( Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxico gửi dân Chúa bên đất thánh ngày 27.03.2024).

Chúc mừng Lễ Chúa Giêsu Phục sinh 2024

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/tuan-thanh/ Thu, 21 Mar 2024 14:36:07 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11890 Vào tuần Thánh, Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn tín hữu đi sâu dần vào trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa được tỏ bày qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Thập giá Chúa Kitô vừa mạc khải tình yêu cao cả của Thiên Chúa vừa vạch rõ bản chất cũng …

Bài viết Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Vào tuần Thánh, Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn tín hữu đi sâu dần vào trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa được tỏ bày qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Thập giá Chúa Kitô vừa mạc khải tình yêu cao cả của Thiên Chúa vừa vạch rõ bản chất cũng như mức độ xấu xa của tội lỗi nhân loại. Sau Công Đồng Vaticanô II các nhà luân lý không còn nhìn tội dưới lăng kính luật lệ để phân định tội nặng nhẹ, hầu phục vụ các linh mục giải tội khi làm thẩm phán mà trái lại đào sâu mầu nhiệm tội lỗi dưới ánh sáng của ơn cứu độ. Quả thật người ta chỉ có thể hiểu được tội là gì cách đúng nghĩa nhất trong tương quan với Thiên Chúa, đặc biệt qua mầu nhiệm cứu chuộc. Mặc dù cuốn sách giáo lý Hà Lan có đôi điều phóng thoáng, tuy nhiên chương nói về tội khi khẳng định tội chỉ được cứu xét và trình bày như một điểm đối trọng với ơn cứu độ thì rất thâm thuý. Chính Đức đương kim Giáo Hoàng lúc bấy giờ, Đức Phaolô VI đã từng nhận định:“Theo tôi, chương nói về tội phải được xếp vào các chương hay nhất; ảnh hưởng của chương này rất lớn. Không có gì trong nội dung nghiêm túc của đề tài này đã bị bỏ sót. Người ta đã hoàn toàn vượt qua được thứ luân lý phá hoại của khoa giải đố lương tâm, và đã đề nghị một thông điệp dứt khoát hoàn toàn mới”(Bernard Hearing- La théologie morale – Idées maitresses –Ch. V)

VẤN NẠN THỰC TIỄN

Hàng năm cứ gần đến các đại lễ như Giáng Sinh, Phục Sinh, Kitô hữu Công Giáo chúng ta đặc biệt là Việt Nam hầu như tấp nập kéo nhau đến toà giải tội. Đây là một nét son và cũng là điều tự hào của hàng giáo phẩm, hàng giáo sĩ Việt Nam về đời sống đạo của đoàn chiên mình. Nhiều khi có vị còn lấy đó để khoe mẻ với các đấng bậc từ giáo triều khi cácNgài đến viếng thăm. Thế nhưng đời sống đức tin kiểu tranh nhau đến toà giải tội ấy phải chăng phần lớn đang dừng lại ở hình thức “đạo đức cá nhân chủ nghĩa” là hình thức mà công đồng Vaticanô II cảnh báo: “Cần phải vượt ra khỏi thứ luân lý cá nhân chủ nghĩa. Hoàn cảnh biến đổi sâu rộng và nhanh chóng đòi hỏi cấp bách đừng ai chủ trương một thứ luân lý duy cá nhân mà không lưu tâm hoặc không màng chi tới diễn biến thời cuộc. Bổn phận công bình và bác ái được chu toàn mỗi ngày một hơn là do mỗi người biết, tuỳ theo những khả năng của mình và nhu cầu của kẻ khác mà mưu ích chung, bằng cách cổ võ và trợ giúp những tổ chức công hay tư nhằm cải thiện những điều kiện sống của con người….mỗi người điều phải nhìn nhận và tôn trọng những liên đới xã hội như một trong những nghĩa vụ chính yếu của con người thời nay”(MV số 30).

Quả thực đoàn tín hữu chúng ta hầu như đa số đến toà cáo giải để lo cho phần rỗi của mình, để chu toàn bổn phận luật dạy: “xưng tội rước lễ mùa Phục Sinh”. Nền đạo đức cá nhân chủ nghĩa ấy còn phản ánh qua các thứ tội ta thường xưng như lo ra chia trí, quên đọc kinh sáng tối, bỏ lễ cả, buồn giận con cái, phá chay, không kiêng thịt….Thậm chí có nhiều người còn vương mãi sự áy náy lương tâm về những sự vặt vãnh có tính cách cá nhân ấy. Dù rằng đã được giải thích là được miễn chuẩn giữ luật tham dự lễ Chúa Nhật khi có lý do chính đáng như lỡ đường, chăm sóc bệnh nhân…hoặc bị bất lực về thể lý như bệnh tật, sinh nở…thế mà tín hữu ta vẫn cứ xưng vì không xưng thì không yên lương tâm. Với hàng tu sĩ hay với hàng giáo sĩ có thể khi xét mình xưng tội cũng dễ thường chăm chăm đến những gì luật dạy mang tính cách cá nhân như bỏ giờ kinh phụng vụ, lỗi đức vâng lời, đức khiết tịnh…còn những lĩnh vực xã hội như sự liên đới trong đức công bình và bác ái xem chừng như rất dễ bỏ qua. Một kiểu “Gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng cả con lạc đà” (x.Mt 23,24). Đây là một hình thức sống đạo không chỉ là cá nhân chủ nghĩa mà còn vụ luật chẳng khác gì người biệt phái thời Chúa Giêsu.

MỘT CÁI NHÌN VỀ MẦU NHIỆM TỘI LỖI THEO CÁC MỐI TƯƠNG QUAN.

Trở lại vấn đề mầu nhiệm tội lỗi. Như đã nói trên, chúng ta chỉ có thể hiểu sâu hiểu đúng một cách nào đó về tội khi chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa qua mầu nhiệm cứu độ, đặc biệt trong cuộc Khổ Nạn Và Phục Sinh của Chúa Kitô. Chính ngày thứ Năm trong đêm Tiệc ly Chúa Giêsu đã quyết định dứt khoát là hiến mình cho nhân loại khi lập Bí tích Thánh Thể: “Này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. Này là máu Thầy, máu giao ước mới và vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội” (x.Mt 26,26-28). Với tâm tình đạo đức ta vốn quen nghĩ những lời này là cho nhân loại nói chung mà quên rằng Chúa Giêsu đang nói trực tiếp với muời hai Tông Đồ. “Này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Không biết cả tập thể nhóm Mười Hai đang phạm lầm lỗi gì khiến Chúa Giêsu phải bị nộp. Giả như Chúa Giêsu chỉ nói Ngài sẽ bị nộp vì một trong các con thì ta có thể hiểu bởi Giuđa Iscariô đã thoả thuận bán Thầy cho các Thượng Tế với giá ba mươi đồng hôm trước đó. Đàng này, khi lập Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu nói “vì các con” tức là cả tập thể nhóm Mười Hai (x.Lc 22,19; 1Cr 11,23-25). Xin đừng quên khi ấy Phêrô chưa phản bội chối Thầy và mười người còn lại chỉ bỏ Thầy chạy thoát thân sau một vài giờ. Cần khẳng định với nhau điều này là Chúa Giêsu sẽ bị nộp vì cả nhóm Mười Hai đã phạm tội. Các vị đã phạm những gì? Chắc hẳn không phải bỏ Lễ Chúa Nhật. Cũng không phải vì không giữ chay hay chẳng kiêng thịt. Chúa Giêsu đã từng bênh vực các vị về khoản này (x.Mc 2,18-22). Tương tự thế, cũng không vì các Ngài lười cầu nguyện hay không giữ luật sạch nhơ. Các Ngài có nói tục chửi thề hay làm những sự chẳng nên hay không thì chúng ta không biết. Tuy nhiên Tin Mừng cho ta hay rằng tập thể nhóm Mười Hai đã phạm tội này: Lợi dụng Thầy chí thánh cho mục đích ích kỷ cá nhân là tìm kiếm vinh quang và quyền lực trần thế cho bản thân mình.

Bấy lâu nay theo Thầy Giêsu, các Ngài ôm mộng Thầy sẽ đánh đổ quân thù Rôma và tái lập vương quyền cho Israel. Khi Thầy đã làm vua thì chúng mình ắt sẽ là công hầu bá tước cao trọng. Chúng ta không lạ gì cái đề tài thường gây xích mích giữa các Ngài trong suốt ba năm theo Thầy đó là ai sẽ là quan đầu triều trong hàng nhất phẩm. Thậm chí ngay đêm nay, khi mà Thầy đang bày tỏ những lời tâm huyết như người sắp giã từ trần gian, thế mà các Ngài vẫn mãi loay hoay tranh cãi xem ai là người đứng đầu trong nhóm (x.Lc 22,24-27). Biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem huy hoàng như một vị vua, Con vua Đavit, Đấng nhân danh Chúa mà đến, trong tiếng tung hô của dân chúng chắc hẳn có sự sắp xếp nào đó của nhóm Mười Hai. Gọi các Ngài là kẻ cò mồi, những người xách động quả không oan chút nào. Tin mừng tường thuật các Ngài là những người đầu tiên lấy áo mình rải lối đi cho Chúa Giêsu (x.Mc 11,7). Các Biệt phái hình như phát giác được ý đồ này của các Tông Đồ và họ đã xin Chúa Giêsu ngăn cản các Ngài (x.Lc 19,39). Hẳn trong thâm tâm các Ngài, lần này lên Giêrusalem, vào dịp lễ lớn có đông đảo dân chúng thì đại sự ắt thành công. Lần trước Thầy từ chối vương quyền phải chăng vì hoàn cảnh chưa thuận tiện? (x.Ga 6,1-15). “Thiên thời” thì khó biết, “nhân hoà” đã có, và đây chính là thủ đô, đúng là “địa lợi” rồi. Thời cơ đã chín muồi. Phải chớp lấy ngay! Động cơ vụ lợi của các Tông đồ chính là một nguyên cớ khiến Chúa Giêsu “sẽ bị nộp”.

Chuyện Chúa Giêsu vào thành cách long trọng giữa tiếng hoan hô của dân chúng không thể nào không đến tai các Thượng Tế Do Thái thời bấy giờ. Đúng là tai hoạ sắp giáng xuống trên các ông, những người tuy lãnh đạo về tôn giáo nhưng cũng như đang lãnh đạo dân chúng về mặt đời. Người Do Thái bấy giờ vốn nhìn nhận luật tôn giáo như là luật của quốc gia. Phải dẹp cái ông Giêsu này thôi. Dân chúng theo ông ta mà làm loạn thì đế quốc Rôma sẽ đem quân đội sang trừng phạt. Và chúng mình đây, các Thượng Tế và kỳ mục thế nào cũng bị vạ lây. Nếu may ra còn tính mạng thì cái ghế “chức sắc tôn giáo” sẽ chẳng còn. Vậy “Chẳng thà một người chết đi mà toàn dân được nhờ” (Ga 12,50), nhưng đúng hơn chức vị chúng ta được ổn định và đương nhiên lợi lộc sẽ được bảo đảm.

Cái chết của Chúa Giêsu được cấu thành bởi nhiều nguyên cớ khác nhau. Người không ít lần cố tình vi phạm luật ngày hưu lễ và qua đó khẳng định rằng ngày hưu lễ được lập ra là vì con người chứ không phải ngược lại (x.Mc 2,28). Người đã xem nhẹ luật sạch nhơ kiểu hình thức bên ngoài vì cho rằng chỉ những gì bên trong xuất ra mới làm cho con người nên sạch hay ra nhơ uế (x.Mc 7,14-23). Người đã thẳng thừng vạch mặt thói đạo đức giả và sự mê lầm của các biệt phái và luật sĩ với những lời xem ra rất là chối tai “khốn cho các ngươi” (x.Mt 23,27-32). Ngài đã tự xem mình trên cả đền thờ và thậm chí cho mình ngang hàng với Thiên Chúa, có trước cả Abraham (x.Ga 8,57)…

Các lý do này có phần nào đó khiến những người lãnh đạo trong Do Thái giáo thời bấy giờ muốn giết Chúa Giêsu. Tuy nhiên dựa vào diễn tiến cuộc họp của Thượng Hội Đồng, đặc biệt qua sự kiện người ta tìm đủ cách để cáo gian Chúa thì những lý do ấy chưa đủ tính quyết định cho cái chết của Người. Thậm chí cả đến lý do cho rằng Chúa Giêsu phạm thượng khi tự cho mình là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống cũng chỉ là một trong những lý do mang tính tôn giáo hợp lý được chớp lấy ngay để che đậy nguyên nhân sâu xa là sự hám danh, tham lợi của những kẻ đang có chức có quyền bấy giờ lòng đầy sự đó kỵ ganh tương (x.Mt 27,18). Chúng ta đừng quên cái án tử hình áp đặt trên Chúa Giêsu đã được các vị ấy phán quyết trước khi xét xử. Tương tự như chuyện xét xử ở các quốc gia độc tài, phi nhân, phi dân chủ, khi án đã quyết rồi thì việc xét xử, tố tụng sau đó chỉ là chuyện hình thức không hơn không kém.

Thánh Công Đồng Vaticnô II nhận định: “Tội lối làm hư hỏng nhân loại. Thánh kinh cũng như kinh nghiệm của nhiều thời đại dạy cho gia đình nhân loại biết rằng: tiến bộ tuy là một lợi ích lớn lao của con người, nhưng cũng đem theo một cám dỗ mãnh liệt. Thực vậy, khi bậc thang giá trị bị đảo lộn, khi ác và thiện lẫn lộn, thì cá nhân cũng như tập thể chỉ xét quyền lợi của mình chứ không để ý đến quyền lợi của kẻ khác. Do đó, thế giới chưa phải là nơi có tình huynh đệ thật, và sự gia tăng quyền lực của con người lại đe doạ huỷ diệt chính nhân loại.” (MV số 37)

GẪY VỠ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI ĐẤNG TẠO THÀNH

Chúa Giêsu bị nộp, bị giết chết vì sự ích kỷ, vì danh lợi của các Tông Đồ và của những vị quyền cao chức trọng trong Do Thái giáo thời bấy giờ. Do bởi “tình yêu quy ngã” của con người mà Chúa phải chết. Tội chính là sự quy về mình, lấy mình làm trung tâm. Khi lấy mình làm trung tâm của mọi tình cảm, thái độ, hành vi thì ta đã làm rạn nứt và đứt gãy mối tương quan giữa ta với Đấng Tạo Thành, với tha nhân và với cả vũ trụ thiên nhiên.

Quy về mình, lấy mình làm trung tâm thì chúng ta sẽ cho là đúng những gì hợp với mình, cho là phải những gì có lợi cho mình. Như thế chính lợi ích của mình trở thành thước đo của lẽ phải, của công lý. Lấy chính mình làm tiêu chuẩn của điều phải trái đúng là một chước cám dỗ muôn thuở. Lỗi phạm của tổ tiên loài người khi muốn tự mình phân định điều tốt xấu là do chước cám dỗ này. Và như thế con người đã loại bỏ định hướng của Thiên Chúa, Đấng tác thành nên mọi sự. Chỉ có Chúa và ý định của Người mới là thước đo, là tiêu chuẩn của đúng sai, tốt xấu. Khi lấy mình làm tiêu chuẩn thì con người đã cắt đứt tương quan giữa mình với Thiên Chúa và khi ấy Thiên Chúa như trở thành người gây cản trở cần phải loại bỏ đi. Một vài triết gia thế kỷ ánh sáng như Nietzsche đã từng kêu gào: Thiên Chúa phải chết đi để cho con người được sống. Dĩ nhiên hàm ý là để cho con người được sống theo sự chủ quan vị kỷ của mình. Thiên Chúa theo quan niệm của những người này là như “một kẻ cạnh tranh với con người, vì thế phải loại trừ để trả lại cho con người tầm vóc đầy đủ và sự trưởng thành của nó” (Jean Marie Aubert – Abrégé de la morale catholique – 1987). Chủ nghĩa Macxit cũng hô hào loại bỏ Thiên Chúa để giải phóng con người khỏi tình trạng vong thân. Chủ nghĩa vô thần hiện sinh lại muốn phớt lờ Thiên Chúa để đề cao quyền tự do, tự quyết cách tuyệt đối của cá nhân. “Không còn gì trên trời nữa, chẳng có Sự Thiện, chẳng có Sự Ác, chẳng có kẻ ra lệnh cho tôi, vì tôi là một con người, và mỗi người phải khám phá ra đường đi nước bước của mình” (J.P.Sartre–Les Mousches). Chính khi tự tách mình ra khỏi nguồn sống thì con người đang hướng về sự chết. Sự chết là một trong những hậu quả của tội lỗi. Theo tôi, đây không phải là sự chết thể lý nhưng là một sự đánh mất chính bản thân mình. Vì ai tìm kiếm mình thì sẽ mất. (x.Mt 10,39; Lc 9,24).

GẪY VỠ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI THA NHÂN

Cũng chính vì đặt lợi ích của mình lên trên hết nên con người đã sẵn sàng lợi dụng nhau hoặc triệt hạ kẻ khác khi họ có thể làm hại cho ích lợi của mình. Tha nhân khi ấy không còn là người đồng hành thiết thân như xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi (x.St 2,23 ). Tương quan giữa người với người bị phá vỡ. Khi người khác hữu ích cho tôi thì sẽ là “vật sở hữu” của tôi, nếu ngược lại khi trở nên bất lợi hay bất tiện cho tôi thì tha nhân nếu không là lang sói thì cũng là hoả ngục (J.P.Sartre). Khi đặt lợi ích của mình, lợi ích của tập thể, đảng phái, quốc gia của mình lên trên hết thì người ta sẵn sàng thực hiện những hành vi phi nhân, đàn áp, bóc lột kể cả diệt chủng mà lịch sử, đặc biệt những thế kỷ gần đây đã cho ta thấy.

GẪY VỠ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI GIỚI TỰ NHIÊN

Được dựng nên để làm chủ vũ trụ vạn vật này, con người được Thiên Chúa trao phó cho việc sử dụng của cải vật chất để tạo hạnh phúc cho mình và tha nhân đồng thời tôn vinh Thiên Chúa. Con người lại đặt các lợi ích trần thế này lên hàng đầu. lấy của cải vật chất làm hạnh phúc tối hậu cho bản thân, vì thế mối tương quan giữa con người và các loài thọ tạo hữu hình đã đổi ngôi, thay vì làm chủ chúng, giờ đây con người quay ra làm nô lệ cho chúng. Hình ảnh đất đai hoá ra cằn cỗi, gai góc minh chứng sự thật này (x.St 3,17-18). Vũ trụ này là cho loài người chứ không riêng gì một ai, một tập thể nào. Khi ích kỷ, lấy lợi ích của mình hay tập thể mình làm điểm quy chiếu thì con người sẽ khai thác các tài nguyên thiên nhiên cách thiếu tôn trọng môi sinh và vì thế cũng thiếu trách nhiệm với đồng loại.

ÁNH SÁNG PHỤC SINH CHIẾU SOI MẦU NHIỆM TỘI LỖI

Đức Kitô đã phục sinh. Một trong những ý nghĩa của mầu nhiệm Phục sinh là dẫn đưa con người tù cõi chết đến cõi sống, từ kiếp nô lệ đến đời tự do. Sống mầu nhiệm phục sinh là “nhờ, với và trong Đức Kitô” chúng ta hãy chết đi cho con người cũ để sống lại với con người mới. Nào chúng ta hãy xem Thánh kinh tường thuật những hiệu quả của ơn Phục sinh nơi các Tông đồ, các môn đệ và đoàn tín hữu thuở ban đầu.

Nỗi sợ hãi dần biến mất: Càng tiếp xúc với Chúa Phục sinh các Tông đồ, các môn đệ càng bớt dần bao nỗi sợ hãi. Không phải chỉ vì các Ngài đang được một Đấng đầy uy quyền bảo đãm an ninh mà trước hết giờ đây các Ngài không còn phải lo mất địa vị, hay chức quyền trần thế vốn xưa nay hằng khao khát. Mộng ước có được một chức quan, một chiếc ghế trong vương quyền mới của Israel nơi các Tông đồ, các môn đệ nay đã dần bị loại bỏ. “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ giải phóng Israel” (Lc 24,21). Không còn hoặc bớt đi sự quan tâm đến ích lợi cá nhân thì nỗi sợ hãi cũng không còn hoặc bớt dần đi.

Trong khi đó các Thượng Tế thì mãi canh cánh lo âu vì cái tin phục sinh của Đức Kitô do những linh canh trình báo. Chính vì sợ mất chức, mất cái ghế trong tôn giáo nên họ đã sẵn sàng đút lót tiền cho binh lính để phao tin thất thiệt. Chúa đã phục sinh vinh quang nhưng cuộc chiến vẫn còn đó. Thần Dữ vẫn tiếp tục dùng những người hám chức hám lợi để xuyên tạc sự thật, nhất là khi phương tiện thông tin lại ở trong tay những kẻ có quyền mà hám danh lợi thì sự tác hại vẫn còn đó với nhiều hậu quả khó khắc phục ngày một ngày hai chẳng hạn tin đồn các môn đệ đến lấy trộm xác Đức Giêsu (x.Mt 28,11-15).

Sự tranh chấp nội bộ về quyền bính: Một chủ đề vốn đã từng gây tranh luận giữa các Tông Đồ gần như cơm bữa trước đây thì nay dường như không còn hoặc ít thấy xuất hiện. Các Ngài quan tâm đến nhau hơn như khi Phêrô và Gioan bị bắt giam trong ngục họ đã chân thành cầu nguyện và hết lòng ca tụng Chúa khi thấy hai ông được thả về (x.Cvtđ 4,1-31). Ngay cả với trường hợp Phaolô, người trước kia đã từng bắt bớ tín hữu Chúa, nay trở lại cũng được các Ngài đón tiếp chân thành sau khi được Banaba đứng ra bảo lãnh (x.Cvtđ 9,26-30).

Sự ích kỷ cá nhân bị loại bỏ: “ Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng…Tất cả tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu” (Cvtđ 2,42-45). Đây là những dòng Thánh Kinh “vàng” tường thuật thời kỳ thật lý tưởng của Hội Thánh sơ khai trong ân sủng của Chúa phục sinh.

“Nếu Thiên Chúa không cho ta biết tội bằng cách giúp ta nhận ra ân sủng thì hoặc ta sẽ bị đẩy tới chổ phủ nhận mình không có tội, hoặc ta sẽ rơi vào tuyệt vọng” (Karl Rahner). Chính ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô cho chúng ta cái nhìn đích thực về bản chất của tội. Tội chính là sự “quy về mình” và nó được thúc đẩy bằng quyền lợi thế trần mà con người nỗ lực kiếm tìm. Thực ra con người tìm kiếm chính mình qua những điều thiện hảo hữu hình truớc mắt.

Ân sủng của Thiên Chúa qua mầu nhiệm cứu độ không chỉ đưa con người trở lại vị thế ban đầu thưở tạo dựng mà còn nâng con người lên một tầm cao giá trị mới. Phụng Vụ Thánh Lễ Vọng Phục Sinh, đặc biệt các bài đọc Lời Chúa khẳng định với ta chân lý này. Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người phải là hữu thể hịên hữu với, hiện hữu cùng và hiện hữu cho, nghĩa là trong các mối tương quan hài hoà, hợp lý và phải đạo với Thiên Chúa, với tha nhân và với các loài thọ tạo khác.

Con ngưòi phải hiện hữu trước Thiên Chúa như là tạo vật trước Đấng Tạo Hoá nghĩa là trong tâm tình thần phục. Đức thờ phượng nhắc bảo chúng ta rằng mọi sự chúng ta là, chúng ta có đều do bởi Thiên Chúa. Vì là do bởi Thiên Chúa nên chúng ta phải sống và hoạt động theo thánh ý của Người, đồng thời sẵn sàng trao dâng lại cho Thiên Chúa tất cả như Abraham hiến dâng chính người con một của mình cho Giavê. Khi đến thế gian, Đức Kitô đã thực hiện hành vi cao cả này khi nhìn nhận mọi sự của Người là của Chúa Cha và bởi Chúa Chúa Cha. Lương thực của Người là làm theo ý Đấng đã sai Người (x.Ga 4,34). Và trên Thập giá Người đã trao lại cho Chúa Cha những gì Người đã lãnh nhận khi vào trần gian. “Lạy Cha, Con phó dâng linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

Đến thế gian, Đức Kitô đã giải thoát chúng ta ra khỏi chước cám dỗ xem tha nhân như là công cụ, như là vật sở hữu hay như kẻ thù. Qua cái chết và sự phục sinh vinh thăng, Người dẫn đưa chúng ta vào một thế giới mà ở đó không còn là nô lệ hay tự do, không còn là Do Thái hay Hy lạp mà tất cả đều là anh em cùng một Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều trên người công chính lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người lành lẫn kẻ tội lỗi (x.Mt 5,43-48). Giữa người với người giờ đây chỉ còn một lề luật mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em. Và thái độ yêu thương là “không phải để được hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Với dấu chỉ tình yêu này chúng ta mới thực sự là người bạn, người môn đệ, người anh em của Chúa Kitô.

Đến thế gian, Chúa Kitô đã phục hồi phẩm giá và vị trí của con người trên các thực tại trần thế. Không nguyên chỉ của cải vật chất mà cả những thể chế luật lệ thậm chí cả những luật lệ tôn giáo cũng đều phải phục vụ con người. Không phải con người được dựng nên là vì ngày sabat mà ngày sabat được lập ra là vì con người. Con người phải làm chủ cả ngày sabat. Con người phạm tội là khi đặt các thực tại ấy lên làm chủ của mình, làm chúa của mình. Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “ Không được làm tôi hai chủ” (x.Mt 6,24; Lc 16,13 ).

Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là một cộng đoàn tình yêu huớng tha. Chúa Cha sinh ra Chúa Con, yêu thương và trao ban tất cả cho Chúa Con. Chúa Con trao dâng lại tất cả cho Chúa Cha trong sự vâng phục và tình yêu mến. Tình yêu bản vị sống động giữa hai Ngôi cực thánh chính là Chúa Thánh Thần. Theo Đức Bênêđictô XVI, tình yêu như là một cuộc hành trình, môt cuộc xuất hành ra khỏi cái tôi đóng kín hướng vào bên trong để vươn tới tự do qua việc cho đi chính mình (x.TĐ.Thiên Chúa Là Tình Yêu số 6). Loài người được dựng nên giống hình ảnh và là hoạ ảnh của Thiên Chúa. Giáo Lý Công Giáo trình bày: “Đức Kitô,…chính khi mặc khải về mầu nhiệm Chúa Cha về tình yêu của Người, đã biểu lộ cho con người cách rất đầy đủ về chính họ và cho họ thấy ơn gọi rất cao cả của họ” (x. GS 22,1). Trong Đức Kitô “Thánh Tử là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15) (x. 2Cr 4,4), con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Đấng tạo hóa. Trong Đức Kitô. Đấng Cứu Chuộc và Cứu Độ, hình ảnh thần linh, đã bị biến dạng nơi con người vì nguyên tội, nay được phục hồi trong vẻ đẹp nguyên thủy của nó và còn được nên cao trọng nhờ ân sủng của Thiên Chúa (x. GS, 2) (Số 1701).Thay vì phải sống phản ánh tình yêu hướng tha thì con người lại chọn con đường hướng về bản thân. Như thế tội lỗi là tình trạng quy ngã của con người. Khi chọn lấy mình làm trung tâm con người đã phá đổ trật tự các mối tương quan, với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vũ trụ thiên nhiên.

Qua cái chết khổ giá và sự phục sinh vinh thăng, Chúa Kitô đã trao ban cho nhân loại hồng ân Thánh Thần. Thánh Thần Thiên chúa sẽ làm cho con tim chai đá của ta hoá ra thịt mềm (x. Ed.36,26 ), sẽ khai sáng tâm trí chúng ta nhận biết vị thế của mình trong các tương quan hài hoà của thưở ban đầu. “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4,23-24).

MỘT CÁI NHÌN VỀ NGUYÊN TỘI

Ngày nay, đặc biệt sau Công đồng Vatican II, nhiều thần học gia đã không còn nhìn nguyên tội như là một sự vấp ngã của một con người, con người đầu tiên. Ngay cả đối với các Kitô hữu có óc phê bình nhận định thì một hành vi của một con người sơ khai thì thật rất khó có thể có tính “quy trách” nặng nề như tội nguyên tổ theo lối trình bày trước đây. Để phạm một tội “nặng” thì phải làm một điều lỗi nặng, trái với luật của Thiên Chúa trong sự hiểu biết hoàn toàn và có tự do đầy đủ. Giả như ngưòi đầu tiên đã làm một điều lỗi nặng nhưng để hội đủ hai yếu tố là tự do hoàn toàn và hiểu biết đầy đủ thì quả thật rất khó hiện thực trong cái hoàn cảnh chưa đáng gọi là “cổ đại” ấy. “ Chúng ta không được quan niệm tội thụ sinh hay tình trạng tội bẩm sinh như một thứ vết nhơ hay như một dấu vết di truyền qua đương sinh sản” (Xavier Thévenot – Les péchés, que peut-on dire?).

Quả thật quan niệm xưa cho rằng Thiên Chúa phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội của cha ông đã bị phê phán bởi các Ngôn Sứ (x.Xh 20,5). Ngôn sứ Edêkiel đã nói rõ ràng con cái sẽ không phải bị ê răng vì cha chúng ăn nho xanh (x.Ed 18,2-4). Trong câu chuyện người mù mà Tin Mừng Gioan tường thuật, Chúa Giêsu đã khẳng định rằng không phải do tội của cha mẹ anh ta mà anh ta bị mù (x.Ga 9,1-40 ). Chuyện do sự vấp ngã của một người tiên khởi mà cả nhân loại phải hứng chịu án phạt đời đời xem chừng không mấy thuyết phục với nhân loại hôm nay mặc dù đã từng một thời gian rất dài đã là một nội hàm đức tin của Kitô hữu. Vì thế, các thần học gia cảm thấy rất hứng thú quay về lại với một kiểu nói của Kinh Thánh, đó là tội thế gian.“Tội thế gian” là một biểu hiện của tính ích kỷ. Trong tin Mừng Gioan ta còn gặp thấy một cách biểu hiện còn tệ hơn nữa của tội thế gian nơi giai cấp tư tế cai trị dân. Đó là sử dụng tôn giáo một cách sai lệch vì ham hố quyền hành và lợi lộc cá nhân. ”( Bernhard Haering ). “Tội của thế gian là tội của những kẻ lạm dụng sức mạnh của mình để tạo một thế đứng thuận lợi cho mình trên những đổ vỡ, đàn áp và khai thác kẻ yếu” (Théodule Rey-Mermet – Croire IV).

Nhiều thần học gia ngày nay có thiên hướng nhìn nguyên tội như là tình trạng “ô nhiễm môi sinh”. Mỗi hành vi tội lối của con người được ví như “mỗi hạt bụi” khiến môi trường sống của con người xét về mặt tâm linh đã dần bớt trong lành. Môi sinh đã ô nhiễm thì thế nào cũng ảnh hưởng xấu đến sự chuyển động của “âm thanh”. Và cách nào đó “tiếng nói của Thiên Chúa nơi tận đáy lòng con người (tiếng lương tâm) ít nhiều bị ảnh hưởng. Cha Karl Rahner quan niệm tội nguyên tổ như một “tình trạng độc hại” của thế giới mà trong đó chúng ta được sinh ra và phải gánh lấy nó. Tình trạng độc hại ấy phát xuất từ đâu, nó tồn tại như thế nào và hiện nay sau công cuộc cứu độ của Đức Kitô thì nó như thế nào?

Chắc hẳn ta không thể quá khích chủ trương loại bỏ những hình ảnh truyền thống trong các trang Thánh Kinh đầu tiên trong việc dạy giáo lý cho các bé thơ, các em thiếu nhi. Mỗi độ tuổi cần có một lối sư phạm thích hợp. Chúng ta vốn nhìn nhận vai trò tích cực của thể văn huyền thoại trong việc giáo dục trẻ thơ. Những hình ảnh như “Rồng- Tiên”, “Ađam-Evà” hay “Ong già Noel” luôn còn đó tính giáo dục. Tuy nhiên khi đã trưởng thành chúng ta cần biết đón nhận chân lý cách ý thức, tự giác và có trách nhiệm.

Cám ơn Mẹ Hội Thánh hiện nay đã không còn hướng dẫn đoàn chiên chỉ bằng các mệnh lệnh, các tín điều, các luật lệ kiểu cách một chiều như trên phán thì dưới phải răm rắp nghe, trên đã dạy thì dưới phải nhất bề tuân giữ. Gần đây, vào những tháng cuối đời, thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã mời gọi con cái Chúa nỗ lực đào sâu và tìm hiểu mầu nhiệm tội nguyên tổ sau khi nhìn nhận sự sai lầm trong giáo lý về “lâm bô” ( nơi dành cho các trẻ thơ đã qua đời mà chưa lãnh nhận Bí Tích Thánh tẩy). Tinh thần Công đồng Vaticanô II luôn còn đó : “Vậy trước hết, chúng ta cần cổ võ ngay trong lòng Hội Thánh sự quý mến, tôn trọng và hoà thuận lẫn nhau bằng sự chấp nhận mọi dị biệt chính đáng để luôn luôn có thể đối thoại hữu hiệu giữa những phần tử của một dân Chúa duy nhất, dù là chủ chăn hay các Kitô hữu khác. Thật vậy, những gì liên kết giữa các Kitô hữu còn mạnh hơn những gì chia rẽ : hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự” ( MV số 92 ).

Công trình sáng tạo của Thiên Chúa vẫn đang tiến triển. Chúa đã tạo dựng vũ trụ vạn vật, nhưng công cuộc sáng tạo chưa hoàn tất. Với cái nhìn của cha Pierre Teilhard de Chardin thì vũ trụ vạn vật này đang tiến dần đến chổ viên mãn, hoàn hảo. Đỉnh cao và mức hoàn hảo mà các tạo vật, đặc biệt con người phải tiến tới đó là Đức Kitô. Ngài chính là Trưởng Tử giữa các loài thụ sinh (x.Dt 1,6), là khuôn mẫu của mọi loài thụ tạo.

Được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, cao cả nhất trong các loài thụ tạo hữu hình, nhưng con người cũng chịu sự chi phối bởi các quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đặt định cho các loài. Con người, xét như là một sinh vật thì vẫn chịu ảnh hưởng bởi sức mạnh của các bản năng. Hai bản năng nền tảng chi phối hoạt động các loài đó là sinh – tồn. Phải sống và tồn tại (lưu truyền sự sống) như là những nhu cầu có tính thúc bách tự nhiên của sinh vật. Để phục vụ cho những nhu cầu căn bản này thì có các bản năng hỗ trợ đó là bản năng hợp đoàn và bản năng thống trị. Để tồn tại và phát triển thì các loài có nhu cầu thúc bách liên hợp với nhau thành đoàn. Ngay cả với loài không có sự sống (duới sinh vật) cũng có hình thức này. Sự tồn tại của các mỏ, quặng cho ta thấy điều này. Những cái gì có điểm chung thường quần tụ với nhau cách nào đó để tồn tại. Với con người thì đây là tính xã hội. Khi đã quần tụ với nhau thì xuất hiện sự cạnh tranh. Trong giới tự nhiên ta thấy có quy luật đấu tranh sinh tồn. Và trong xã hội con người thì việc dành phần hơn để sống, để tồn tại luôn có đó. Để cạnh tranh sinh tồn thì các loài sinh vật như cây cỏ thì dường như tự thân vận động vươn lên để chiếm hữu điều kiện sống như cây cối vươn lên để lấy ánh sáng mặt trời. Với loài động vật thì xem chừng không chỉ tự thân vươn lên hơn đồng loại mà có khi còn tìm cách triệt hạ đối thủ để giữ thế thượng phong hay vị trí độc tôn, độc quyền trong bầy đoàn. Để thực hiện điều này, giới động vật thường sử dụng sức mạnh của mình một cách theo bản năng là như không cưỡng lại được. Với con người thì sự đấu tranh sinh tồn được nâng cao hơn, tinh vi hơn không chỉ bằng sức mạnh mà còn bằng cả những thủ thuật, luật lệ hay thể chế.

Thiên Chúa tặng ban cho con người phần cao quý là linh hồn mà hai cơ năng của nó là trí khôn và ý chí tự do. Chúa cho con người lý trí để nhận biết trật tự đúng và sự tự do để không chỉ ước ao mà còn nỗ lực thực hiện trật tự ấy. Chính khi nhận biết và thực hiện trật tự đúng ấy thì con người sẽ có bình an và hạnh phúc. Đã là người thì tự trong thâm tâm có sự nhìn nhận điều gì phải sự gì trái, cái gì nên làm và điều phải tránh. Thánh Phaolô tông đồ khẳng định với ta điều này qua thư Rôma: “Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải” (Rm 2,15). Thế nhưng con người đã sử dụng những ân ban ấy để phục vụ cho lợi ích bản thân cách ích kỷ cá nhân hay ích kỷ tập thể một cách trái với sự nhận biết của lý trí đúng. Thánh Phaolô cũng cảm nghiệm điều này nơi chính bản thân Ngài: “Điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (x.Rm 14,14-24).

Sự vị kỷ do những nhu cầu, lợi ích cá nhân một cách nào đó thúc bách con người làm ngược lại những gì mình nhận biết. Đây chính là một sức mạnh lôi kéo con người đi lệch con đường Thiên Chúa đã vạch ra. Chính những sự thiện hảo đời này một cách nào đó đã lôi kéo con người và giam hãm con người trong cái tôi ích kỷ. Đặc biệt khi tình trạng này lại mang tính tập thể thì con người khó mà thoát ra được. Ai ai cũng thế thì tôi cũng vậy. Ai cũng làm vậy thì tôi phải làm như thế thôi. Bầu không khí vụ lợi có tính tập thể này chính là sự dữ, là tội thế gian. Thoạt sinh ra tôi đã ở trong tội. “Vậy thì sao? Người Do Thái chúng tôi có hơn gì người khác không? Không hơn gì cả! Quả thế, chúng ta đã chứng minh rằng mọi người, Do Thái cũng như Hy Lạp, đều bị tội lỗi thống trị. Như có lời chép rằng: Không ai là người công chính, dẫu một nguời cũng không; chẳng ai có lương tri, chẳng ai tìm kiếm Thiên Chúa. Người nguời đã lìa xa chính lộ, chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi; chẳng có một ai làm điều thiện, dẫu một người cũng không. Cửa họng chúng như nấm mồ mở rộng, khéo đẩy đưa ba tấc lưỡi phỉnh phờ. Chúng chứa đầy mồm nọc độc hổ mang, miệng độc dữ điêu ngoa những buông lời nguyền rủa. Chúng nhanh chân đi đổ máu người ta, đi tới đâu cũng gieo tai rắc hoạ. Chúng chẳng biết con đường đưa tới bình an, chẳng thấy cần phải kính sợ Thiên Chúa” (Rm 3,9-18).

Cái gì chưa hoàn thành dẫu có tốt đẹp nhưng vẫn còn đó mặt hạn chế. Công trình tạo dựng từ khởi thuỷ cho đến truớc khi Ngôi Lời nhập thể vì thế vẫn có mặt tồn tại. Mặt tồn tại ở đây là tuy tốt đẹp nhưng chưa hoàn hảo. Theo thần học thì vạn vật được sáng tạo theo khuôn mẫu của Ngôi Lời. Cái hình ảnh dù có trung thực mấy đi nữa thì vẫn còn phiến diện vì không phản ánh đầy đủ đối tượng được phản ánh. Phải chăng nói như vậy là xoá bỏ trách nhiệm của con người “tiền Kitô”. Không, tính quy trách vẫn có đó ngay trong sự tự do của con người. Tuy nhiên mức độ quy trách như thế nào thì chỉ mình Chúa thẩm định. Ai đã được trao ban nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn và ngược lại (x.Lc 12,47-48). Chính cái tình trạng còn tồn tại này cộng thêm quyết định tự do của con người nghiêng chiều theo ích kỷ cá nhân đã làm cho môi sinh nhân loại ra u ám. Con người dường như thấy bất lực trước một sức mạnh kìm giữ mình không cho mình vươn lên. Theo tôi đây chính là tội thế gian mà bất cứ ai thoạt sinh ra đều vương phải. “Ngày nay, nhiều nhà thần học gọi tội thọ sinh (tội nguyên tổ ) là tình trạng bất lực căn bản của hết mọi người khi sinh ra, bất lực để định hướng cuộc đời mình bằng cách có một sự lựa chọn căn bản phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Tình trạng bất lực “có tính cơ cấu” này phát sinh do con người không bao giờ sống cô độc một mình” (Xavier Thévenot ).

CÔNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA TRONG ĐỨC KITÔ LÀM CHO CON NGƯỜI NÊN HOÀN HẢO.

Cách trình bày truyền thống về mầu nhiệm cứu độ thường sử dụng các khái niệm mất và chuộc lại. Chuộc lại thì phải đền bù, như thế có vẻ đượm tính “nhân loại”. Lời ca tụng của chúng ta không thêm gì cho vinh quang của Thiên Chúa và sự băng hoại của chúng ta cũng chẳng thể làm cho vinh quang của Người bị lu mờ hay giảm sút. Khái niệm đền bù, chuộc tội tuy có phần đóng góp không nhỏ trong việc diễn tả mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô, vừa nói lên tính cần thiết của ân sủng vừa cho ta thấy mức độ khôn luờng của tình yêu cứu độ. Thế nhưng khái niệm ấy còn mang dáng dấp nhân loại tính, phát xuất từ những án hình trần thế. Và vì thế nó dễ bị cám dỗ trình bày một Thiên Chúa “thích báo thù”. Ngươi đã phạm đến Ta thì phải đền trả cân xứng. Có gì quý hơn sự sống. Sự sống lại được biểu lộ nơi máu huyết. Vì thế việc dùng máu huyết để làm nguôi cơn giận của các thần minh thật phổ biến nơi nhiều tôn giáo, kể cả Do Thái giáo. Các ngôn sứ đã nói thay Giavê: Ta chán ngấy máu dê bò các ngươi dâng tiến rồi. Hãy trở về, thay đổi đời sống đi. Hãy có tấm lòng nhân với người bất hạnh, kẻ cô thế cô thân (x.Is 1,11).

Đã từ rất lâu, chúng ta vốn quen nhìn công trình cứu độ như một sự tái tạo. Hiểu như thế ta vô tình nhìn công cuộc sáng tạo như đã hoàn tất. Cuộc tạo thành đã xong nhưng đã bị hư hỏng nay phải làm lại. Khái niệm làm lại, sửa lại mà tốt hơn xưa, đẹp hơn xưa thì cũng thật khó hình dung nếu như không đẩy đưa chúng lên hàng mầu nhiệm tức là phải nhận “dù trí khôn không hiểu biết sự gì”. Ân sủng không loại bỏ tự nhiên. Mầu nhiệm dù là siêu lý, vượt quá tầm suy của lý trí nhưng không vô lý. Công trình cứu độ là một khâu ở trong tiến trình sáng tạo. Ngôi Lời Nhập thể chính là đỉnh cao của cuộc tạo thành. Khi vào trần gian, Ngôi Lời đã trở nên một thụ tạo hoàn hảo và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ cho mọi người (x.Dt 5,8-10 ).

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong bài giảng Thánh Lễ dêm Vọng Phục sinh năm 2006 đã trình bày: “Một nhà thần học người Đức có lần đã nói cách châm biếm rằng phép lạ của một thân xác được hồi sinh – nếu điều này thực sự đã xảy ra, và nhà thần học này đã không tin là đã thật sự xảy ra như thế! – cuối cùng cũng không có gì quan trọng cả, bởi vì không có gì liên hệ với chúng ta. Thật ra, nếu chỉ một con người nào đó được hồi sinh, rồi thôi không còn ai khác nữa, thì sự việc này có liên quan gì đến chúng ta? Nhưng sự phục sinh của của Kitô, quả thật là một cái gì trổi vượt hơn, là một điều khác xa. Sự Phục Sinh của Chúa Kitô – nếu chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ của lý thuyết về sự tiến hoá – là một sự “biến đổi” to lớn nhất, là một cái “nhảy vọt” một cách tuyệt đối đến chiều kích hết sức mới mẻ, đến độ trong suốt lịch sử của sự sống và lịch sử của những phát triển của nó, đã không bao giờ xảy ra: một cái “nhảy vọt” trong trật tự hoàn toàn mới mẻ, có liên quan đến chúng ta và liên quan đến toàn thể lich sử”.

Đức Kitô chính là khuôn mẫu cho nhân loại tiến tới để sống đúng phận của mình như khi được tạo thành. Ngài đã làm gương cho chúng ta khi nhìn nhận những gì Người là, Người có, đều bởi Chúa Cha. Người ý thức lương thực của Người là làm theo ý Cha, tức là để sống, sống dồi dào thì ta phải đi trong đường lối của Thiên Chúa. Người khẳng định rằng Người đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và yêu tha nhân đến chổ hiến dâng mạng sống mình (x.Mc 10,45). Người sống và mời gọi chúng ta sống không chỉ là đừng làm cho tha nhân những gì mình không muốn, không thích nhưng phải nỗ lực thực hiện cho tha nhân những gì mình muốn tha nhân làm cho mình (x.Lc 6,31). Cuộc sống, lời giảng dạy của Người, đặc biệt cuộc tử nạn và phục sinh của Người trình bày cho ta một cách thế hiện hữu hoàn hảo trong tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với các tạo vật khác. Để được hạnh phúc thật, con người phải thay đổi lối sống, cách thế hiện hữu. Đây chính là nội hàm sự tái sinh mà Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô (x.Ga 3,1-22).

Đức Thánh Cha Bênêđictô khẳng định: “Biến cố Chúa Phục Sinh là một “bước nhảy vọt” về phẩm chất trong lịch sử “tiến hoá”, là bước nhảy vọt của sự sống nói chung, tiến đến sự sống mới trong tương lai, tiến đến một thế giới mới; thế giới mới này khởi sự từ Chúa Kitô, đã bắt đầu thấm nhập liên lỉ vào trong thế giới chúng ta đang sống, biến đổi thế giới này và lôi kéo thế giới này đến với thế giới mới”. Khi được tái sinh trong Chúa Kitô, mỗi người chúng ta được tháp nhập vào sự sống mới của Đức Kitô Phục Sinh. Cái tôi của con người cũ, cái tôi vốn nghiêng chiều hướng quy ngã được biến đổi. Cái tôi của con người mới được tái sinh là cái tôi “được bẻ ra, được mở ra, nhờ qua việc được tháp nhập vào trong chủ thể khác, trong đó “tôi” có được sự hiện hữu mới”.

Công trình cứu độ đã làm cho nhân loại được hơn xưa ở các điểm này: Xưa trí khôn con người mãi tự loay hoay kiếm tìm chân lý qua trật tự vũ trụ vạn vật, qua tiếng vọng của lương tri, qua các nhà hiền triết và nhiều sứ giả của Thiên Chúa nhưng vẫn còn bị giới hạn và nhiều thiếu sót. Nay, nhân loại có được chân lý vẹn toàn nơi những lời giáo huấn và đặc biệt nơi cuộc đời, cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Xưa nhân loại bị liên đới với một thế giới bị vẩn đục bởi lòng ích kỷ tham lam thì nay thế giới này đã được giải phóng nhờ ân dược của mầu nhiệm cứu độ là Thánh Thần, một Hồng Ân – Ngôi Vị. “Nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được nên công chính. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác anh em được sự sống mới” (Rm 8,10-11).

Từ nay, nhân loại không còn đơn phương tìm kiếm sự thật để được giải thoát nhưng luôn có Đấng là Thần Chân Lý đồng hành cho đến tận cùng lịch sử, ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Thánh Thần chính là Tình Yêu – Bản vị hướng tha giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thành Thần không chỉ soi sáng cho chúng ta nhận biết chân lý tức là nhận biết vị thế hiện hữu của chúng ta trong các mối tương quan mà còn làm cho con tim của nhân loại chúng ta biết mở ra như Trái Tim của Đấng bị đâm thâu trên thập giá. Thánh Thần, hồng ân của mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh là nguồn ân sủng duyên dáng (charis) có sức hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta ra khỏi cái tôi vị kỷ mê lầm. Chính khi chúng ta bị quyến rủ đem tất cả những gì bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho chúng ta (x.Lc 11,41).

Là người, không ai nắm trọn vẹn chân lý. Chân lý là điều ta chỉ có thể tiếp cận trong kiếp nhân sinh này. Những dòng suy tư trên cũng chỉ là một nỗ lực nhỏ trong việc tiếp cận chân lý. Mặc dù có thể vẫn có đó nhiều phiếm diện, khiếm khuyết, tuy nhiên theo sự hướng dẫn của Mẹ Hội Thánh như đã nói ở trên “hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự”, xin mạo muội trình bày một cái nhìn về mầu nhiệm tội lỗi. Tội lỗi là một mầu nhiệm rất hiện sinh với tâm thức Kitô hữu dù rằng đã và đang có đó chước cám dỗ đánh mất tâm thức này (Đức Phaolô VI).

Là con cái Chúa ai lại không mong được thứ tha tội lỗi. Chúng ta sẽ dễ nhận được ơn tha thứ hơn khi chúng ta nhận rõ cách nào đó chân dung của sự tội. Nhân loại chúng ta đã liên đới với nhau trong sự tội. Nay loài người đã được giải thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi nhờ công cuộc cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Mong sao chúng ta, đoàn con cái Chúa biết tích cực liên đới với nhau, với đồng loại, với vũ hoàn này trong đời sống ân sủng, nghĩa là tích cực dấn thân làm cho môi sinh này nên trong sạch và ấm nồng tình yêu vị tha như lời dạy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (TĐ Laudato si). Dấn thân làm lành mạnh hoá các cơ cấu tổ chức, các thể chế luật lệ là một trong những nghĩa vụ chính yếu của chúng ta, những người đã được tái sinh bằng Thánh Thần. Không ai lên trời một mình. Chỉ loay hoay lo cứu rỗi linh hồn của riêng mình thì vô tình ta tự giam mình trong chế độ nô lệ trước đây. Ước gì nội hàm lời kinh mà Chúa Giêsu truyền dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” mãi là kim chỉ nam không chỉ cho các Kitô hữu mà còn cho tất cả những ai thành tâm thiện chí muốn tìm về nguồn “Chân – Thiện – Mỹ”.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghiã

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Chuyện Tình Thập Giá https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/chuyen-tinh-thap-gia/ Thu, 29 Feb 2024 16:07:04 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11795 Dư âm những ngày xuân chưa hết thì mùa Chay thánh lại về. Đoàn dân Chúa bước vào mùa thanh luyện, mùa chiến đấu “thiêng liêng”. Không ai phủ nhận sự thật này: Mùa chay thánh góp phần hình thành tâm tình đạo đức sâu lắng nơi người tín hữu Kitô cách đặc biệt hơn …

Bài viết Chuyện Tình Thập Giá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Dư âm những ngày xuân chưa hết thì mùa Chay thánh lại về. Đoàn dân Chúa bước vào mùa thanh luyện, mùa chiến đấu “thiêng liêng”. Không ai phủ nhận sự thật này: Mùa chay thánh góp phần hình thành tâm tình đạo đức sâu lắng nơi người tín hữu Kitô cách đặc biệt hơn so với cách mùa khác trong năm. Phải chăng nhờ cái bầu khí bên ngoài của các cuộc cử hành Phụng vụ? Xức tro? Phẩm phục màu tím? Các buổi ngắm nguyện hay cung điệu thánh ca trầm buồn? Có thể lắm. Tuy nhiên xét cho cùng thì điều làm cho tín hữu lắng đọng tâm tư cũng như tăng lòng sốt mến đó là sứ điệp tình yêu Thiên Chúa được nhấn mạnh trên cái phông nền là tội lỗi của con người. Và tình yêu ấy hiễn lộ cách rõ nét và hoàn hảo qua mầu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Chuyện tình thập giá luôn còn đó tính thời sự cho con người, mọi thời. “Vì chúng ta, Đức Kitô đã tự hạ, sống vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (x.Pl 2,8).

Yêu là hy sinh: Sự hy sinh của người cha, người mẹ vì đàn con, nhất là với đứa con tật nguyền, hư hỏng quả là đáng cảm phục. Người ta cũng dễ mủi lòng trước sự hy sinh của người tình cho người mình yêu được hạnh phúc trong các chuyện phim tình cảm. Có khi các tình tiết lâm ly đã làm rơi lệ không ít người vốn đa sầu đa cảm. Người ta rơi lệ, cảm động hay cảm phục trước những hy sinh quả cảm nhưng rồi trong thâm tâm vẫn mong rằng ước gì chuyện kết thúc có hậu mà không có những đau thương kia. Và dĩ nhiên với Đấng mà không có sự gì là không thể được thì chuyện hy sinh mạng sống mình, chịu chết trên thập giá có cần thiết hay là thái quá chăng? Mỗi khi đề cao cách thái quá sự hy sinh thì người ta có vô tình rơi vào tình trạng yếm thế hay thậm chí là nghiêng chiều tâm lý khổ dâm? Máu chiên bò Chúa chẳng ưng và Người cũng chẳng muốn nhận thì sao Chúa lại đòi giá máu của chính Con một dấu yêu của mình?

Chẳng một ai có thể trả lời cho câu hỏi tại sao. Sao không như thế này, sao không như thế kia? Không có thần học giả thiết. Chỉ có thần học dữ kiện. Thập giá đã có đó. Sự hy sinh là một dữ kiện như là tất yếu của ân tình. Mặc dù sự hy sinh, chịu khó, việc chịu khổ chưa hẳn là tình yêu, nhưng trong tình yêu dường như không thể thiếu những yếu tố ấy. Chúng có thể là những điều kiện dường như cần có nhưng không phải là đích đến của tình yêu.

Yêu là trao ban: Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình của người hiến dâng mạng sống mình vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Đã yêu thì ta không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để trao ban điều tốt nhất cho người mình yêu. Hằng năm cứ đến ngày lễ tình yêu (Valentine – 14-02), người ta trao cho nhau biết bao tặng vật. Hoa hồng và kẹo sôcôla tha hồ lên giá. Nhưng có tặng vật nào quý giá cho bằng chính bản thân mình. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một mình… (Ga 3,16). Hành vi trao ban quả là đẹp và đáng khâm phục. Hành vi trao ban vốn mang nét cao cả hay cao thượng. Tuy nhiên khi trao ban điều tốt cho một ai đó thì có thể là do lòng thương xót mà cũng có thể là do sự thương hại. Và một đôi khi người ta dùng sự trao ban như là phương thế để cởi bỏ một gánh nặng tâm lý hay trút bỏ một lỗi lầm kiểu lập công quả để chuộc tội, đền bù các bất công đã gây ra.

Dẫu sao đi nữa khi đã yêu là phải trao ban hay dâng hiến. Dĩ nhiên điều dâng hiến hay trao ban phải là điều tốt đẹp và hữu ích cho người mình yêu. Không ai phủ nhận giá trị cao quý của các hành vi trao ban khi yêu thương. Thế nhưng vẫn có đó dáng dấp của kẻ trên, của người ở thế thượng phong trong chính hành vi trao ban.

Yêu là đón nhận: Ngữa tay ra để trao ban điều tốt cho người mình yêu là điều không mấy dễ dàng. Giang tay ra để đón nhận nhau như nhau đang là thì khó khăn gấp bội. Đón nhận cả những mặt mạnh lẫn những hạn chế của nhau, đón nhận những ưu điểm lẫn khuyết điểm, những thành công lẫn thất bại, nhất là đón nhận con người tội lỗi, bất trung, phản bội của nhau thì mới đích thực là yêu thương. Chúa Giêsu đã hình tượng hóa tình yêu của Thiên Chúa qua người cha nhân hậu trong Tin Mừng Luca chương 15. Người cha nhân hậu ấy đã đón nhận cả người con thứ hoang đàng lẫn người con cả ganh tương, ích kỷ, đố kỵ. Điều này được thể hiện nơi chính cung cách sống của Thầy Chí thánh. Người không ngại ngần đón nhận “phường thu thuế” và “bọn đĩ điếm” khi đồng bàn với họ. Người đón nhận những kẻ phải gọi Người là Thầy và là Chúa thành bạn hữu thân tình. Trên thập giá, đôi tay Người giang ra ôm trọn cả những người đang uất hận đóng đinh Người để xin Chúa Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết.

Chính khi đón nhận cả nhân loại bằng việc nhập thể, nhập thế thì Đức Kitô đã trao ban chính phận là phận của một vị Thiên Chúa đầy vinh quang và uy quyền. Vào trần gian, khi đón nhận thân phận tội nhơ của kiếp nguời thì Đức Kitô đã tự xếp mình theo dòng người trên bờ sông Giođan để cho Gioan làm phép rửa và Người đã trao ban phận Con Chiên tinh tuyền của bản thân. Khi nhận lấy bao khổ lụy tật bệnh của con người cùng thời vào chính mình thì Người đã trao ban sự minh trí của mình để rồi ngay chính người thân cũng đã lầm tưởng rằng Người mất trí. Và trên thập giá khi đón nhận thân phận tội lỗi của nhân loại, Người đã trao ban phận Con Thiên Chúa hằng sống bằng cái chết nhục nhã, tủi hổ, trần truồng thậm chí chẳng còn hình tượng con người.

Có thể nói mục đích hay điểm đến của động thái yêu thương là đón nhận nhau. Chính khi đón nhận nhau như nhau đã là, đang là và sẽ là, thì ta đang trao ban chính con người của mình từ phẩm vị, quyền năng và cả sự sống. Và khi trao ban những gì mình có, mình là cho nhau để đón nhận nhau thì sự hy sinh đang có đó như là dữ kiện tất yếu.

Thập giá là sự mạc khải trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Chúa Kitô trên Thánh Giá với đôi bàn tay giang rộng để Kitô hữu chúng ta biết yêu thương như Người đã yêu thương chúng ta. Và cách thế yêu thương tuyệt vời đó là chân thành đón nhận nhau, đón nhận anh chị em đồng đạo lẫn khác tôn giáo, đón nhận người công chính lẫn kẻ bất lương, đón nhận những người có thiện cảm với ta hay đang có dã tâm với mình… Khi thực thi nghĩa cử yêu thương đón nhận này là lúc ta sống mầu nhiệm tự hủy của Thầy Chí Thánh. Thật khó biết bao và cũng là cần phải nỗ lực hy sinh quên mình biết bao khi phải bỏ cả dáng vẻ đáng kính của bản thân, bỏ đi sự huy hoàng của tôn giáo mình, bỏ đi cả thói trịch thượng, độc chiếm chân lý… Đón nhận nhau không phải là chấp nhận thụ động hay là a tòng với những điều không hay, những sự xấu của nhau nhưng là để chủ động làm cho nhau ngày thêm thanh sạch, vẹn tuyền, làm cho nhau được sống và phát triển ngày mỗi hơn. Một điều chắc chắn là nếu ta không chấp nhận sự thật này thì ta chưa sống lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 13,34). Và con đường nên hoàn thiện như Cha chúng ta trên trời quả thật còn rất xa vời.

Chuyện tình có hậu theo công lý (x.Dn.13,1-9.15-17.19-30.33-62)

Thưở còn “làm chú” trong Tiểu Chủng Viện, dù phải nghe một bài đọc rất dài, bài trích sách tiên tri Daniel, nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy oải vì chuyện kể về bà Suzana vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn trí tò mò của các chú thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò. Hơn nữa, ai cũng hể hả như vừa theo dõi một cuốn phim hay, một câu chuyện đậm tính bi hài mà lại kết thúc có hậu: kẻ gian ác phải chết còn người vô tội thì được cứu sống. Câu chuyện bà Suzana còn trên môi miệng những chú tinh nghịch trong các giờ chơi những ngày sau đó: “nè, cho tao biết: cây chò hay cây sồi?” Sự tinh nghịch của chúng tôi cũng có phần do thích thú trước trí thông minh của cậu bé Đanien biết phân biệt điểm khác nhau giữa sự thật và điều dối trá.

Sự thật vì chỉ có một nên phải tương đồng còn điều dối trá thì thường mâu thuẩn nhau. Đây là một trong những chìa khoá giúp các nhà điều tra tìm ra sự thật hoặc phát giác sự giả dối. Hai người gian dối nếu không quá lanh mưu hay lưu manh thì rất dễ lộ tẩy do những khác biệt trong lời khai về một vấn đề hay một sự kiện. Đanien đã khôn ngoan tách hai ông lão dù tóc đã bạc nhưng tuổi mãi ở tầm “ba lăm” riêng ra để tra xét. Và thế là sự dối trá đã lộ ra nơi chính lời khai của hai ông. Người thì nói bà Suzana phạm tội dưới gốc cây sồi, còn ông kia lại bảo dưới gốc cây chò.

Thú thật khi chọc ghẹo nhau, lũ mới lớn chúng tôi đã tự thú nhận trí tò mò của mình về những chuyện “rồi ai cũng sẽ biết”. Tuy nhiên phải nhìn nhận điều này rằng tính có hậu của câu chuyện làm ai ai cũng hể hả. Kẻ gian ác, dù là vị vọng hay quyền cao chức trọng cũng phải chết, phải bị nghiêm trị còn người vô tội cần được cứu sống, người thấp cổ bé miệng và người bị bóc lột, bị áp bức cần được giải phóng. Chúa đã thực thi điều ấy và chúng ta đương nhiên phải làm như vậy. Phải có công bình và cần giữ công lý nghiêm minh.

Chuyện tưởng như thiếu công minh nhưng rất có hậu (x.Ga 8,1-11)

Trên núi cây dầu, trời vừa tảng sáng, một đoàn người trai gái, già trẻ, lớn chức, bé quyền đủ cả, mặt hí hửng dẫn một chị phụ nữ ngoại tình đến gặp Chúa Giêsu: “Thưa thầy hạng phụ nữ này theo luật Môsê thì phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy thế nào?”. Thánh Gioan nhận ra đây chính là một mũi tên nhắm hai mục đích mà mục đích chính là Chúa Giêsu. Những tưởng rằng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Chúa Giêsu thế nào cũng bị sập bẫy, một cái bẫy tinh quái, hiểm ác do các luật sĩ và biệt phái giăng ra để thực hiện âm mưu thâm độc của mình. Các ông này không ngần ngại thức trắng đêm để bắt tại trận tội yếu đuối, bất trung của người phụ nữ để làm mồi nhử, hãm hại Chúa Giêsu. Nếu tội của người phụ nữ là một, thì tội các ông này phải đáng mười vì đâu phải do yếu đuối như chị phụ nữ kia mà là do lòng nham hiểm, ác độc, một sự độc ác, nham hiểm tột độ đến nỗi không chừa một thủ đoạn bỉ ổi nào.

Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất và khi bị gặn hỏi nhiều lần Ngài đã đứng lên rồi ôn tồn: “Ai trong các ngươi xét mình vô tội hãy ném đá chị này trước đi”. Rồi Người lại cúi xuống tiếp tục lấy ngón tay viết lên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng chắc chắn khó có ai đọc ra vì trời vừa tảng sáng và khoảng cách giữa Ngài với đám đông chắc không thể gần vì có sự ngăn cách của người phụ nữ, nhất là đám đông đứng đối diện thật khó mà đọc được những gì Ngài viết. Xét theo công lý như cảm nghĩ của con người, thì trừ Chúa Giêsu, những người có mặt sáng hôm ấy, tất thảy đều phải chết, nhất là những kẻ lòng dạ nham hiểm, ác độc.

“Tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của ta cũng không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của ta và đường lối của ta vượt cao hơn tư tưởng và đường lối các ngươi bấy nhiêu”(x.Is 55,8-9). Mạc khải của Thiên Chúa dần hé mở qua lời của tiên tri Isaia. Mạc khải ấy nay hiện thực và nên hoàn hảo nơi chính Đức Giêsu: kẻ có tội, người gian ác không phải chết. Đám đông hung dữ hôm ấy lẫn người phụ nữ phạm tội ngoại tình đã được cứu sống bằng lòng nhân hậu của Chúa Giêsu. “Ta cũng không kết tội chị hãy về và đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không chỉ khoan dung với chị phụ nữ mà còn tế nhị đánh thức lương tri của đám đông hiểm độc bấy giờ. Thánh Gioan đã tường thuật rằng sau khi ngẩng lên nói: “Ai trong các ngươi……” thì Người lại cúi xuống viết dưới đất. Giả như lúc bấy giờ sau khi nói câu ấy mà Chúa Giêsu vẫn ngước mắt nhìn chằm chằm vào đám đông thì thử hỏi có được mấy ai tự nguyện rút lui, nhất là người rút lui đầu tiên. Hình như Chúa Giêsu không muốn nhìn, Người tế nhị tạo cơ hội cho những người hôm ấy nhìn nhận tôi lỗi mình và rút lui trong danh dự. “Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi của loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn 11,23). Kẻ gian ác đã được cứu sống đúng như lời Chúa đã phán: “Ta lấy mạng sống ta mà thề: Ta đâu muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống” (x.Ed 18,23).

Chuyện tình có hậu nhưng thật nghịch lý nếu không tin vào Tình Yêu.

Lẽ công minh theo cảm nghĩ của con người, một kết cục có hậu mà thường ai cũng thích khi xem phim hay đọc tiểu thuyết đó là kẻ gian ác phải chết và người công chính được cứu sống. Tuy nhiên đây chỉ là lẽ công minh hay là sở thích của đám đông dân thường. Với các hiền triết, các nhà đạo đức thì dường như có cao hơn một bậc. Nên khoan dung với người có tội, cần lượng thứ cho người gian ác để giúp họ hoán cải, ăn năn. “Buông đao thành Phật. Quay đầu là bờ”. Những lời giáo huấn trong Phật giáo cho ta hay chân lý này. Các quốc gia tiến bộ đã và đang dần bỏ án tử hình. Án hình giam giữ cũng là một trong những cách thế giúp tội nhân có cơ hội ăn năn và sửa đổi. Kẻ gian ác không bị diệt trừ ngay, nhưng cần được giáo huấn để đổi thay.

Tuy nhiên để thực hiện điều này thì một người công chính, duy nhất xứng là công chính đã không được cứu sống. “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Để kẻ gian ác được cứu sống thì Giêsu Kitô, người công chính đích thực đã phải chết. Để tội nhân được thứ tha thì một Người vô tội đã bị kết án cách bất công và chịu chết cách nhục nhả trên thập giá.

Chuyện thật nghịch lý nhưng rất đượm tình. Chết cho người công chính thì xưa nay vốn hiếm, ở đây Thiên Chúa lại tự nguyện hy sinh vì chúng ta là những tội nhân. Tình yêu thật khó lý giải vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Có nhiều người dễ biện minh rằng nếu ta hành xử như thế thì có thể làm cho nhiều người lạm dụng tình yêu và không chịu đổi thay hay vươn lên. Cũng có thể lắm nhưng ngược với khôn ngoan loài người như Tào Tháo đã quan niệm: “thà ta phụ người chứ không để người phụ ta hay thà giết lầm hơn bỏ sót” thì với tình yêu đích thật phải chăng phải là “thà yêu lầm còn hơn bỏ sót”. Và dẫu có lầm thì cái lầm trong tình yêu cũng thật đáng yêu thay.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghiã

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Chuyện Tình Thập Giá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Sám Hối Về Với Nghĩa Ân Tình https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/hay-tro-ve/ Wed, 21 Feb 2024 20:02:12 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11746 Mùa Chay và Tết đều có điểm giống nhau là về với người mình yêu thương: Tết người đi xa về nhà với gia đình cha mẹ; Mùa Chay con người tội lỗi sám hối trở về với Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Phải trở về vì trong đời sống luôn có những …

Bài viết Sám Hối Về Với Nghĩa Ân Tình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Mùa Chay và Tết đều có điểm giống nhau là về với người mình yêu thương: Tết người đi xa về nhà với gia đình cha mẹ; Mùa Chay con người tội lỗi sám hối trở về với Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Phải trở về vì trong đời sống luôn có những cơn cám dỗ lôi kéo chúng ta rời xa Thiên Chúa. Thế nên, Phúc Âm Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay luôn kể chuyện Chúa Giêsu chịu cám dỗ.

1. Cám dỗ lìa xa Thiên Chúa. Từ khởi đầu nhân loại cho đến hôm nay, cơn cám dỗ lớn nhất của loài người vẫn là cơn cám dỗ rời xa Thiên Chúa và đường lối của Ngài. Tại sao? Vì như một đứa trẻ nổi loạn luôn muốn bỏ nhà ra ngoài để tự do làm điều mình thích, loài người cũng cứ muốn lìa bỏ Chúa để tự mình làm chủ cuộc đời theo ý riêng của mình, mình muốn làm gì thì làm. Người ta bị cám dỗ gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống, không cần Chúa nữa. Đây là cơn cám dỗ nguy hiểm và kinh khủng nhất của thời đại ngày nay.

2. Sám hối trở về với Chúa. Lời Chúa tuần này mời gọi chúng ta đi vào sa mạc tinh thần của lòng mình. Hãy dành những giây phút lắng đọng tâm hồn để suy nghĩ, để kiểm thảo đời sống: Trong đời sống, liên hệ tình nghĩa Cha-con thân thiết giữa tôi với Chúa ngày rửa tội giờ sao rồi? Trong gia đình, liên hệ tình yêu vợ-chồng nồng nàn ngày cưới của tôi giờ sao rồi? Tôi quyết tâm làm gì để trở về liên hệ tình nghĩa thân thiết với Chúa, với gia đình, với tha nhân?

Chúng ta được mời gọi hãy sám hối về với yêu thương. Trở về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót, trở về với gia đình đầy tình yêu cha mẹ, đầy tình nghĩa anh em. Rộng hơn nữa, trở về để yêu thương cả gia đình nhân loại nơi có Chúa là Cha và mọi người là anh chị em với nhau. Amen.

Lm. Nguyễn Xuân Trường

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Sám Hối Về Với Nghĩa Ân Tình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
DATY Chương Trình Bảo Trợ – Hoạt Động Bác Ái 2023 https://dauantinhyeuthienchua.com/hoat-dong-bac-ai/hoat-dong-bac-ai-2023/ Fri, 16 Feb 2024 16:40:32 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11688  

Bài viết DATY Chương Trình Bảo Trợ – Hoạt Động Bác Ái 2023 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
 

Bài viết DATY Chương Trình Bảo Trợ – Hoạt Động Bác Ái 2023 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Hình Ảnh Con Rồng https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/hinh-anh-con-rong/ Mon, 12 Feb 2024 19:49:17 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11651 Hình ảnh Con Rồng trong văn hóa và trong Kinh Thánh Theo Dương lịch năm mới có niên hiệu năm 2024 sau Chúa Gíang sinh. Nhưng theo Âm lịch năm mới có tên là Giáp Thìn. Ngày đầu Năm mới âm lịch 01. tháng Giêng, Tết Nguyên Đán Giáp Thìn sẽ vào ngày 10.02.2024. Thìn …

Bài viết Hình Ảnh Con Rồng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Hình ảnh Con Rồng trong văn hóa và trong Kinh Thánh

Theo Dương lịch năm mới có niên hiệu năm 2024 sau Chúa Gíang sinh. Nhưng theo Âm lịch năm mới có tên là Giáp Thìn. Ngày đầu Năm mới âm lịch 01. tháng Giêng, Tết Nguyên Đán Giáp Thìn sẽ vào ngày 10.02.2024.

Thìn – còn có tên gọi là Rồng – là tên của một con vật theo như truyền thuyết trong cổ tích thần thoại diễn tả xưa nay, có nhiều chân mình uốn khúc như con rắn, có cánh bay được, có đuôi dài, miệng phun nước và lửa ra xa, bộ dạng dữ tợn kinh dị. Nó là một con vật có hình dạng của nhiều con vật hợp lại giữa loài rắn rết, loài cá sấu, loài chim khủng long độc dữ thời xa xưa cách đây hàng triệu thế kỷ, loài thú dữ ăn thịt như cọp beo sư tử…

Con Rồng được nói diễn tả trong các truyện thần thoại cổ tích theo như suy nghĩ cùng lòng tin tưởng của dân gian nhiều hơn. Và theo đó ngày nay người ta với kỹ thuật dựng đóng phim làm con Rồng như là một con vật sống động có thật.

Bên vùng các nước Đông Nam châu Á với ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, cứ 12 năm lại mừng hay nhận con Rồng thần thọai này đứng làm chủ cho thời gian một năm.

Hình ảnh con vật này là gì? Nó có liên quan gì tới đời sống con người, nhất là đời sống tinh thần không?

Theo thần thoại bên Đông phương và Tây phương, con Rồng là hình ảnh của sự lộn xộn mất trật tự chao đảo, là hình ảnh của con quái vật thù địch với Thượng Đế và con người. Vì con vật này hút nước phun lửa cho khô cạn làm tê liệt sự sống phát triển, cùng đe dọa ăn nuốt trửng mặt trời và mặt trăng. Một vị anh hùng nào đó hay chỉ Thiên Chúa mới có thể trị thắng con vật này được.

Trái lại bên vùng Đông Nam châu Á, con Rồng tuy là con vật không có hình dạng rõ rệt, nhưng là con vật có những đặc điểm tốt tích cực. Con vật này mang đến điều may mắn, là hình ảnh dấu hiệu của sự sinh sản phát triển phì nhiêu, và là hình ảnh chỉ sức mạnh của vua chúa hoàng đế.

Theo quan niệm thời cổ xưa, con Rồng tạo nên một hình ảnh ghê sợ rùng rợn, cùng là dấu hiệu của sự thống trị. Vì thế vua chúa thời xưa, hay thêu vẽ hình con rồng trên lá cờ, trên mũ áo khi đi đâu ra mắt công chúng, ăn mừng chiến thắng, hay khi ra quân đánh trận. Nhiều vua chúa thời xa xưa cũng cho thêu hay in vẽ trên huy hiệu hình con rồng như biểu dương sức mạnh oai hùng của mình.

Vào giai đoạn cao điểm thời Trung cổ chủ đề vượt trổi nổi bật là hình ảnh trình bày trận chiến chống con rồng, một biểu trưng chống sự dữ xấu xa tội lỗi, tội nguyên tổ. Vì con rồng là hình ảnh con rắn đã cám dỗ Bà Evà phạm tội chống lại Thiên Chúa gây ra hậu qủa tội nguyên tổ cho cả nhân loại. Hình ảnh vẽ về ngày tận thế cũng có cái hang động hỏa ngục nhốt con rồng vào trong đó. Con rồng là hình ảnh của thần qủy dữ.

Ngay ở bên vùng Đông Nam Châu Á cũng có nhiều hình dạng về con rồng tùy theo mầu sắc và số móng chân. Hình con rồng mầu vàng với năm móng chân chỉ dành để thêu trên áo mũ của vua chúa, như các vị vua thuộc triều đại nhà Minh bên Trung Hoa ngày xưa thường mặc.

Theo niềm tin Ấn giáo và Lão giáo con rồng biểu hiệu của bản thể tinh thần có thể biểu hiện sự trường sinh bất tử.

Bên Trung Hoa và Nhật bản, con Rồng mang đến điều may mắn hạnh phúc và được tôn thờ như chống lại qủy thần. Con Rồng biểu hiệu sự sinh sôi nẩy nở phát triển, mùa xuân và nước mưa. Nó có sức mạnh như dòng thác nước chảy, cùng được xếp vào nguyên lý Yang- một nguyên lý chỉ về tích cực, dương tính, nam tính, trong sáng, trời, sự họat động, đường thẳng kéo dài không bị đứt khúc –

Theo văn hóa cùng tập tục với chút niềm tin dân gian, con Rồng trong âm lịch bên vùng Đông Nam Châu Á, là con vật biểu trưng đứng chủ trì một năm trong vòng chu kỳ 12 năm một lần.

Cũng theo sự tin tưởng trong dân gian, năm con Rồng (Thìn) là một năm tốt cho sinh sản và cho lập gia đình.

Theo nhà phân tâm C. Jung trận chiến con Rồng trong các truyện thần thoại dân gian là hình ảnh sự chiến đấu tranh giành giữa bản thể cái tôi và sức lực hung hãn nằm tiềm ẩn trong mỗi người.

Hình ảnh con Rồng trong Kinh Thánh được trình bày với tính chất dữ tợn xấu xa, một con vật to lớn quái dị dưới nhiều dạng hình thù khác nhau. Nó là con vật gây đảo lộn mất trật tự, sát hại mạng sống con người và thù địch với Yaweh Thượng Đế

Ngôn Sứ Isaia diễn tả nó là một con vật bay được: “Hỡi toàn cõi Phi-li-tinh, chớ vội vui mừng, vì cây gậy đánh ngươi đã bị bẻ gãy; bởi chưng từ dòng dõi rắn sẽ vọt ra một con rắn hổ mang, và con của nó sẽ là một con rồng bay.” ( Isaia 14,29)

Ngôn sứ Daniel đã thuật lại tập tục :“ Bấy giờ có một con rồng lớn được dân Ba-by-lon sùng bái” ( Daniel 14,23). Nhưng Daniel đã chứng minh ngược lại là con rồng không phải là thần thánh phải sùng bái. Ông đã giết chết con rồng này. (Daniel 14. 24-27).

Ngôn sứ Giêremia diễn tả ví vua Babylon như con rồng đầy sức mạnh tranh giành nuốt trôi tất cả: “ Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon, đã xâu xé, đã loại trừ tôi, gạt tôi ra như chiếc bình rỗng; tựa con rồng, nó đã nuốt trửng tôi,các miếng ngon của tôi, nó nhét đầy bụng, rồi xua đuổi tôi đi.” ( Geremia 51,34)

Con Rồng như một con thuồng luồng sống ở dưới nước: ”Xin thức dậy, xin Ngài thức dậy đi, lạy Ðức Chúa, xin vung mạnh cánh tay của Ngài! Xin thức dậy như những thời trước, như những ngày xưa. Chẳng phải chính Ngài đã phanh thây thủy thần Ra-háp, đã xé xác thuồng luồng đó sao?” ( Isaia 51,9)

“Chính Ngài đã ra oai xẻ đôi lòng biển,
trên làn nước biếc, Ngài đập vỡ sọ thuồng luồng;
chính Ngài đã nghiền nát bảy đầu con giao long,
vứt nó làm mồi cho thủy quái;” ( Thánh vịnh 74, 13-14)

Con Rồng hiện hình như con rắn tinh quái bò chui luồn dưới đất: “Người thở hơi làm trong sáng bầu trời, và đưa tay xả thây con rắn chui nhủi” (Sách Ông Gióp 26,13)

Thánh Giaon Tông đồ trong sách Khải huyền đã ví con rồng như con mãng xà, con rắn thần dữ ma qủy ngày xưa đã đường mật dụ dỗ bà nguyên tổ Eva phạm tội lỗi luật Thiên Chúa. Con rồng rắn ma qủy này đã bị Tổng lãnh Thiên Thần Michael trong một trận giao chiến trên trời đè bẹp đuổi khỏi thiên đàng.

“Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Micaen và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. (8) Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không có chỗ trên trời nữa. (9) Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xatan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.” ( Khải huyền 12, 7-9).

Dù bị tống xuống khỏi thiên đàng, con mãng xà là con rắn ma qủy hằng theo dõi dụ dỗ sát hại con người trong hình ảnh một người phụ nữ sinh con, và dòng dõi hậu duệ của bà từ bỏ sống xa Thiên Chúa. Hình ảnh này là hình ảnh Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội mình mặc áo xanh da trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao vàng sáng chói ánh mặt trời, chân đạp mặt trăng hình lưỡi liềm đạp trên đầu con rắn.

“Khi Con Mãng Xà thấy mình đã bị tống xuống đất, nó liền đuổi bắt người Phụ Nữ đã sinh con trai. (14) Bà được ban cho đôi cánh đại bàng, để bay vào sa mạc, vào nơi dành cho bà, tại đó bà được nuôi dưỡng một thời, hai thời và nửa thời, ở xa Con Rắn. (15) Từ miệng, Con Rắn phun nước ra đàng sau bà như một dòng sông, để cuốn bà đi. (16) Nhưng đất cứu giúp bà: đất há miệng ra uống cạn dòng sông từ miệng Con Mãng Xà phun ra. (17) Con Mãng Xà nỗi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Ðức Giêsu.” ( Khải huyền 12,13-17)

Trong nghệ thuật hình ảnh con rồng là thần qủy dữ Lucife bị Tổng lãnh ThiênThần Michael chiến thắng cầm đao kiếm đâm đứng đạp trên nó rất thịnh hành ở thời Trung cổ bên Âu châu.

Sau này có hình ảnh Thánh Georg chiến thắng cưỡi ngựa, tay cầm đao nhọn đâm đè bẹp con rồng ma qủy đang phun lửa nằm dưới mặt đất.

Và Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội cũng được vẽ trình bày là người chiến thắng đứng đạp trên đầu con rồng rắn ma qủy cám dỗ phạm tội chống lại Thiên Chúa.

Nghệ thuật này dựa theo lời kinh thánh trong sách Khải huyền “ et proiectus est draco ille magnus serpens antiquus qui vocatur Diabolus et Satanas qui seduit universum orbem proiectus est in terram et angeli eius cum illo missi sunt- Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xatan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.”. ( KH 12, 9).

Theo sự tin tưởng trong dân gian người nào sinh vào năm con Rồng ( Thìn) có những đức tính tích cực như quảng đại, chân thành, óc sáng tạo biến báo, thích mạo hiểm, ngay thẳng… Nhưng ngược lại cũng có những đức tính tiêu cực như bồng bột không suy nghĩ chín chắn, quá lạc quan, hoang phí, ít thiếu mềm dẻo… Đây chỉ là suy đoán theo cảm tính tin tưởng bình dân hay theo tập tục tử vi bói toán đoán vận mạng xưa nay trong dân gian thôi.

Với người Công Giáo năm tháng ngày giờ do Thiên Chúa tạo dựng nên. Trong dòng thời gian năm tháng ngày giờ nào cũng có những lúc may mắn hạnh thông xuôi chẩy, và những thách đố thử thách, những thử luyện mà con người phải sống trải qua.

Những thách đố thử thách không là những bước gây hoang mang đổ vỡ chao đảo. Nhưng trái lại giúp tinh thần con người sống vững chắc có thêm kinh nghiệm trưởng thành hơn vào ngày mai.

“ Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.” ( Thánh vịnh 90,12)

Chúc mừng Năm Mới Giáp Thìn

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Hình Ảnh Con Rồng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Hình ảnh lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/dang-chua/ Fri, 02 Feb 2024 01:49:32 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11600 Nếp sống đức tin Công Giáo trong suốt năm phụng vụ có nhiều ngày lễ mừng kính với những chủ đề, những kỷ niệm đạo đức khác nhau. Hằng năm vào ngày 02. Tháng Hai, 40 ngày sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh, Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đền …

Bài viết Hình ảnh lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Nếp sống đức tin Công Giáo trong suốt năm phụng vụ có nhiều ngày lễ mừng kính với những chủ đề, những kỷ niệm đạo đức khác nhau. Hằng năm vào ngày 02. Tháng Hai, 40 ngày sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh, Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thờ.

Đâu là nguồn gốc lịch sử cùng hình ảnh ý nghĩa đạo đức thần học ngày lễ này?

Trước Công đồng Vatican II. lễ này có tên „ thanh tẩy“ bắt nguồn từ tập tục theo luật lệ thời Cựu ước trong Do Thái Giáo. Theo luật lệ xa xưa qui định, người mẹ 40 ngày sau khi sinh con trai, và 80 ngày sau khi sinh con gái, vì chưa thanh sạch, nên phải được thanh tẩy, như chép trong luật Ông Mose nơi sách Leviticus ( Levi 12,1-8).

Lễ vật để thanh tẩy theo luật lệ là một con chiên một tuổi hay chim bồ câu non hoặc chim gáy non làm lễ xá tội để được thanh tẩy cho trong sạch.

Ngoài ra lễ này cũng còn có tên gọi là lễ Nến nữa. Nhưng từ 1969 Công đồng Vatican II. cải tổ lại Phụng vụ không còn mang tên lễ Đức Mẹ Maria thanh tẩy hay lễ Nến nữa, mà đổi tên thành lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ.

Đức Mẹ Maria sau khi hạ sinh Chúa Giêsu không cần phải được thanh tẩy. Vì Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu là Đấng mang lại sự thanh tẩy cho nhân loại. Đức Mẹ Maria dẫu vậy vẫn trung thành tuân giữ luật lệ truyền buộc, và để hoàn thành như lời đã đoan hứa.

Theo Phúc âm Thánh Luca ( Lc 2,22-40) hài nhi Giêsu được cha mẹ mang vào đền thờ dâng cho Thiên Chúa theo như luật đã ấn định từ xa xưa. Nơi đó Ông Simeon và Bà Hanna đã gặp nhận ra hài nhi Giêsu là ánh sáng đấng cứu thế cho con người.

Ngay từ thế kỷ thứ tư bên Giáo hội Đông phương đã mừng lễ này 40 ngày sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh. Bên Đông phương mừng lễ Chúa giáng sinh vào ngày 06. Tháng 12., nên lễ này mừng vào ngày 14. Tháng hai.

Bên Giáo hội Chính Thống từ thế kỷ thứ năm ngày lễ này có tên Hypapante – Lễ gặp gỡ. Vì Đấng cứu Thế vào đền thờ của mình và gặp gỡ dân Thiên Chúa thời cựu ước đại diện là Ông Simeon và bà Hanna.

Đền thờ Gierusalem với người Do Thái là ngôi nhà của Thiên Chúa trên trần gian. Từ nơi nầy ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa chiếu tỏa ra khắp trần gian. Vì thế, cuộc gặp gỡ trùng phùng giữa Thiên Chúa và những người đạo đức luôn hằng trông chờ Thiên Chúa, đã xảy diễn ra ở trong đền thờ.

Bên Giáo hội Roma mừng lễ Giáng sinh ngày 25. Tháng 12, nên lễ này mừng vào ngày 02. Tháng Hai, từ giữa thế kỷ thứ năm với rước kiệu Nến. Tập tục rước kiệu nến để thay thế vào tập tục của lương dân lúc đó có tập tục rước kiệu đền tội.

Ánh sáng của cây nến nhắc nhớ đến những lời Ông Simeon nói tiên tri về Chúa Giêsu là „ vinh quang của dân Israel, là ánh sáng soi chiếu cho lương dân“. Hai từ ngữ „vinh quang và ánh sáng“ này đã được Tiên Tri Isaia ( 42,6, và 49,6) tiên báo nói trước đó về Người tôi tớ Thiên Chúa. Như thế Hài nhi Giêsu được nhận ra là người tôi tớ Thiên Chúa, mà tiên trí Isaia đã diễn tả trước về khuôn mặt tương lai còn ẩn chứa bí ẩn nhiệm mầu. Sứ mạng chính yếu của người tôi tớ Thiên Chúa cho cả nhân loại phổ quát, mang ánh sáng sự mặc khải cho muôn người trên trần gian.

Ông Simeon không chỉ nói tiên tri về hài nhi Giêsu là vinh quang dân Israel, là ánh sáng cho muôn dân. Nhưng ông còn nói tiếp hài nhi Giêsu là cớ cho người ta chống đối, Maria Mẹ của trẻ Giêsu sẽ phải chịu đau khổ như lưỡi gươm đâm thấu lòng.

Như thế ông Simeon đã nói trước về sự đau khổ, về thập giá đời hài nhi Giêsu sẽ phải gánh chịu. Sứ mạng Người tôi tớ Thiên Chúa nơi hài nhi Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa cho trần gian, nhưng sứ mạng này bị bao trùm bởi bóng tối của đau khổ thập gía.

Cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa. Nhưng bị chống đối, bị chối từ và sau cùng bị kết án đóng đinh trên thập giá cho tới chết. Dẫu vậy sứ mạng mang ánh sáng cho muôn dân của ngài không bị dập tắt tiêu hủy trong nấm mồ sự chết. Ngài đã sống lại. Sự sống lại của Ngài là vinh quang, là ánh sáng sự sống cho con người được ơn cứu chuộc khỏi hình phạt tội lỗi.

„ Trong đời sống người Kitô hữu tin theo yêu mến Thiên Chúa luôn hằng sống trong sự trái ngược. Thiên Chúa luôn bị nhìn như là giới hạn của sự tự do con người. Và như thế Ngài phải bị loại trừ, để con người sống hoàn toàn tự do như mình là mình là.

Thiên Chúa là chân lý. Ngài đứng đối chiếu lại sự giả trá gian dối dưới muôn vàn hình thức, đối chiếu lại sự ham muốn và sự kiêu ngạo của con người.

Thiên Chúa là tình yêu. Nhưng tình yêu cũng có thể bị ghen ghét hận thù, nơi tình yêu bị chà đạp, bị thách thức. Tình yêu đây không phải là cảm giác thi vị lãng mạn, là wellness – sự chăm sóc sức khoẻ và vẻ đẹp – hay không khí lâng lâng thoải mái trong bể bơi hồ tắm, nhưng đó là sự giái thoát khỏi ràng buộc áp chế trong con người. Sự giải thoát này được trả giá bằng đau khổ của thập gía… Lời tiên tri về ánh sáng và lời về thập gía chung hợp đi đôi với nhau.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog, Herder 2012, Tr. 93).

Dù không có tên là lễ Nến nữa, nhưng theo tập tục lễ nghi phụng vụ vẫn có nghi thức làm phép Nến và rước Nến trong thánh đường trước thánh lễ. Những cây nến làm phép này sẽ được dùng đốt thắp lên trong thánh đường, khi có lễ nghi phụng vụ. Những cây nến làm phép này cũng được người tín hữu Chúa Kitô, Đấng là ánh sáng, thắp lên ở nhà khi đọc kinh cầu nguyện.

Ánh sáng cây nến làm phép không rực rỡ chiếu sáng mạnh như ánh sáng của ngọn đèn điện. Nhưng ánh sáng từ cây nến lan tỏa ánh sáng hiền diệu đầm ấm ẩn chứa hình ảnh sứ điệp: với Chúa Giêsu khởi đầu cho sự kết thúc sự dữ, bóng tối tội lỗi. Vì ánh sáng chiếu tỏa từ một cây nến dù nhỏ, cũng đủ xóa tan đẩy lùi bóng tối không gian thể lý lúc tối trời ban đêm.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Hình ảnh lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Muối Cho Đời https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/muoi-cho-doi/ Mon, 22 Jan 2024 13:35:34 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11564 Theo quan niệm dân gian, muối là một thức ăn quan trọng không thể thiếu cho cuộc sống chỉ xếp sau gạo. Nó là gia vị cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể. Chính vì vậy, muối trở thành biểu niệm cho sự mặn mà, thủy chung trong quan hệ con người, thể …

Bài viết Muối Cho Đời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Theo quan niệm dân gian, muối là một thức ăn quan trọng không thể thiếu cho cuộc sống chỉ xếp sau gạo. Nó là gia vị cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể. Chính vì vậy, muối trở thành biểu niệm cho sự mặn mà, thủy chung trong quan hệ con người, thể hiện sự thắm thiết, mặn nồng của tình cảm đôi lứa (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau). Muối là sự kết tinh của trời đất, màu trắng của muối tượng trưng cho sự sạch sẽ, tinh khiết. Vị mặn của nó chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới.

Vì vậy người Việt tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nhằm nói về tập tục mua muối trong ngày đầu năm mới. Đầu năm mua muối bày tỏ mong muốn cả năm gia đình thêm gắn kết, con cái và cha mẹ yêu thương nhau, vợ chồng hòa thuận. Vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, nhiều người có thói quen mua muối mang về nhà để lấy may cho cả năm, mong muốn cho gia đình ấm no hạnh phúc.

Hầu hết mọi người đều háo hức mua một vài đồng muối, không một ai kỳ kèo mặc cả và bát muối mua sẽ được đong đầy tới tận ngọn chứ không gạt ngang miệng bát. Người ta gọi muối bán trong ngày đầu năm mới là “muối lộc”. Mua muối đầu năm thể hiện thứ văn hóa tình cảm: mua về sự mặn mà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái … trong cả năm. Trong văn hóa ẩm thực, lượng muối phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt giữa một bữa ăn ngon hay một bữa ăn nhạt nhẽo.

Ngày xưa, muối là sản phẩm quí hiếm và người ta có thể đem bán hoặc trao đổi lấy những món hàng khác. Quí hiếm đến nỗi nhiều nơi dùng muối để trả lương công nhật cho người làm. (Trong tiếng Anh từ ngữ “salary” nghĩa là lương bổng là một biến thể của từ “salarium”: muối trong tiếng Latin). Người ta xem chức năng quan trọng nhất của muối là bảo tồn thực phẩm, kế đến nó mới là gia vị. Dùng muối để ướp thịt ướp cá sẽ bảo quản thịt cá được lâu ngày. Ngày nay, nhờ những phương tiện sản xuất phát triển, chúng ta có được muối tinh khiết để dùng, nhưng ngày xưa muối được lấy từ mỏ hay ruộng muối có lẫn rất nhiều những tạp chất, nó không được tinh khiết và có khi không có vị mặn.

Muối theo nền văn hóa Trung Đông còn gợi lên nhiều giá trị như giao ước, tình liên đới, sự sống và sự khôn ngoan. Trong Cựu ước, muối tượng trưng cho sự trung thành của Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa đã ký kết một giao ước với Aaron và dòng dõi của ông là các tư tế, những người được thánh hiến để chuyên lo phụng sự Thiên Chúa, một khế ước bằng muối và Ngài gọi giao ước này là “giao ước muối muôn đời tồn tại trước nhan Đức Chúa, cho ngươi và dòng dõi ngươi” (Ds 18,19).

Khi Chúa Giêsu phán: “Chính anh em là muối cho đời” (Mt 5,13) là Ngài muốn thông truyền cho các môn đệ của mình và cả chúng ta ngày hôm nay ý nghĩa sứ mệnh và chứng tá của Tin Mừng. Thêm hương vị, là thêm sức sống ơn thánh. Ướp đồ ăn cho khỏi hư, nghĩa là bảo vệ chân lý hằng sống. Giao cho chúng ta trách nhiệm phải trở nên giống Chúa để làm muối cho thế gian, làm mặn mà đời sống vô nghĩa bằng tình yêu thật sự xuất phát từ tấm lòng của một người tin kính và vâng phục Chúa.

Qua hình ảnh giầu ý nghĩa này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, những người Kitô hữu được thánh hiến qua Bí tích Rửa tội, là “muối” bởi vì Ngài cũng muốn chúng ta đi vào giao ước tình yêu với Ngài, sống thân mật với Ngài, trở nên bạn hữu thân thiết của Ngài. Và nhất là Ngài muốn những người tông đồ giáo dân chúng ta trung thành mãi mãi với những gì chúng ta đã khấn hứa, trở nên những người trung gian có trách nhiệm sống thánh thiện, hy sinh để cầu nguyện cho mọi tín hữu khác cũng sống trung tín với Chúa, giống như bổn phận của các tư tế thời Cựu ước đối với dân Israel, dân riêng của Thiên Chúa.

Là “muối” nghĩa là những người sống đời thánh hiến phải có vị mặn thánh thiện và khôn ngoan, có đời sống cầu nguyện thâm sâu để có thể trung tín với các lời khấn là giao ước tình yêu với Chúa. Để thuộc trọn về Chúa, dành cả cuộc đời cho một mục đích duy nhất là tìm Chúa, và gặp Chúa rồi thì đem Chúa đến cho người khác. Là “muối” nghĩa là chúng ta phải sống mầu nhiệm tự hủy mình ra không như muối hòa tan trong nước, để có thể sống âm thầm, hy sinh, khiêm tốn, hòa hợp, và hiệp nhất với mọi người. Là “muối” nghĩa là chúng ta phải trải qua thanh luyện, phải chịu thử thách, đau khổ, phải từ bỏ những dính bén độc hại, và vác thập giá hàng ngày để có được màu trắng tinh khiết của muối.

Giá trị của muối ở chỗ nó tác động lên những vật khác. Như muối làm cho thức ăn thêm thơm ngon, người môn đệ của Chúa Kitô được mời gọi trở nên “muối cho đời”. Làm lan tỏa hương thơm thánh thiện cho thế gian này, bằng cách đem đến niềm vui, lòng nhiệt thành và niềm hy vọng cho thế giới. Muối thì khác với thức ăn, nó làm cho thức ăn thêm đậm đà. Cũng vậy, những người sống đời thánh hiến phải sống khác với thế gian, theo nghĩa chúng ta không được phép để cho tinh thần thế gian tác động trên mình. Đừng để mình chạy theo lối sống của người đời và suy nghĩ theo não trạng của thế gian như lời thánh Phaolô đã nói: “Anh em đừng có rập theo đời này” (Rm 12, 2).
Ta cũng cần để ý đến lời Chúa nói về mất tính mặn, “Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?” (Mt 5,13). Đã là muối thì không bao giờ mất tính mặn, vì như thế làm sao gọi là muối được? Nhưng buồn thay nhiều người tự nhận là Kitô hữu nhưng không mang một tính mặn nào cả, nếp sống bê tha, lừa lọc, lời nói cay độc …. Thay vì làm cho môi trường “mặn” Lời Chúa hơn, lại làm cho môi trường trở thành đất vô vị nhạt nhẽo.

Hơn nữa, nếu hạt muối mặn nhưng không chịu hòa tan vào nước canh thì nó cứ nằm trơ trọi một mình dưới đáy nồi, và món canh vẫn nhạt nhẽo vô vị. Hạt muối phải hòa tan thì nó mới làm cho món ăn có hương vị. Nếu muối không thể dùng để ướp mặn các vật khác, nó sẽ thành vô dụng. Ý nghĩa của muối là ướp mặn cho đời, nếu muối vì sợ hòa tan nên cứ trơ trơ ra đó thì nó đã đánh mất ý nghĩa của sự hiện hữu của nó. “Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13).

Khi sử dụng từ “muối” để nói về các môn đệ của mình, Chúa Giêsu đã nhìn vào đời sống của họ. Ngài muốn họ trở nên mặn hơn, đúng hơn là giữ được vị mặn, bởi vì họ đã là muối rồi. Trở nên mặn như muối ngụ ý rằng mỗi một người có một sự hiện diện theo cách thức đặc biệt, một lối sống làm cho đức tin của những người khác thêm mạnh mẽ. Khích lệ tha nhân kiên trì trong đời sống cầu nguyện, và phục vụ với tấm lòng bác ái yêu thương. Thánh Phaolô đã xem muối là biểu tượng cho sự khôn ngoan: “Anh em hãy ăn ở khôn ngoan với người ngoài; hãy tận dụng thời buổi hiện tại. Lời nói của anh em phải luôn luôn mặn mà dễ thương, để anh em biết đối đáp sao cho phải với mỗi người” (Cl 4,5-6).

Mỗi ngày, ngoài gia đình ra chúng ta còn tiếp xúc rất nhiều người xung quanh nên chúng ta phải cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói của mình. Bình thường, khi giao tiếp chúng ta có thể mềm mại hòa nhã, nhưng khi có ai đó nói khích hay nói một điều gì đó chúng ta nghe chướng tai, chúng ta có thể phản ứng ngay mà chưa kịp suy nghĩ xem coi có nên nói hay không và nếu nói thì phải nói như thế nào để người nghe bỏ ngay ý định nói khích chúng ta. Cũng có thể trong lúc nóng giận thì đây là cơ hội khiến chúng ta dễ vấp phạm trong lời nói của mình và cũng dễ gây bất bình, xung đột. Thánh Phao-lô khuyên chúng ta “Lời nói của anh em phải luôn luôn mặn mà dễ thương, để anh em biết đối đáp sao cho phải với mỗi người”. (Col 4,6).

Để có thể sống làm muối cho thế gian trước hết chúng ta cần phải giữ gìn đời sống của mình từ tinh thần lẫn thể xác thật thánh khiết. Nhất là, để những người thân trong gia đình chúng ta nhìn thấy được tình yêu của Chúa. Hằng ngày, chúng ta cùng khuyên bảo nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa, cầu nguyện tương giao với Chúa, đặt mình dưới sự dẫn dắt của Chúa. Như vậy, chúng ta đã thực hiện nêm muối mỗi ngày cho đời sống chúng ta trở nên mặn mà hơn, và ướp muối là giữ cho đời sống chúng ta không bị ảnh hưởng thói hư tật xấu của thế gian, khiến chúng ta bị hư hỏng mà phạm tội với Chúa.

Nếu chúng ta từ chối việc trở nên muối để ướp mặn thế giới này, đức tin của chúng ta sẽ thành trì trệ. Nếu chúng ta cũng chạy theo lối sống ích kỷ chỉ lo hưởng thụ mà thôi như mọi người khác, có lẽ chúng ta sẽ mất đi khả năng làm chứng cho Chúa Kitô. Vì bất cứ nơi nào có người Kitô hữu chân chính, thì nơi đó phải có ảnh hưởng tốt, từ lời nói đến cử chỉ và việc làm. Muối sẽ không có giá trị khi chỉ ở yên trong chiếc hũ. Muối không thể ướp gia vị, bảo quản, khử trùng, được sử dụng như một món ăn hoặc thể hiện giá trị thực cho đến khi nó được rắc ra. Đó là thời điểm duy nhất muối có giá trị. Một cách khác, muối không thực sự giá trị khi nằm một đống vô ích, nó phải được rắc đều.

Trong những ngày đầu Xuân ai trong chúng ta cũng có những ước nguyện tốt lành cho một năm mới và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa thánh hóa để chúng con trở nên muối “mặn Lời Chúa” và rắc đều đến những nơi Chúa mời gọi. Xin Chúa Thánh Thần trợ giúp để một khi hiểu được ý Chúa rồi thì chúng con cũng đem Lời Chúa ra thực hành. Cầu chúc các anh chị em tông đồ giáo dân luôn là những hạt muối ướp mặn cho đời với tâm tình “Một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời” (Tâm tình hiến dâng – Lm. Oanh Sông Lam).

Xuân Giáp Thìn 2024

Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Muối Cho Đời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Giáng Sinh Với Người Trẻ https://dauantinhyeuthienchua.com/song-dao/nguoi-tre/ Mon, 25 Dec 2023 16:42:18 +0000 https://dauantinhyeuthienchua.com/?p=11419 Dịp Giáng Sinh người ta thấy ba loại người tham gia tích cực trong việc chuẩn bị bên ngòai và tâm hồn đón Chúa Hài Đồng: Thiếu Nhi, Người Trẻ và Trưởng Thành. Mỗi thành phần có những lối hành sử khác nhau mà ai cũng mến phục và loi theo bắt chước Vậy, năm …

Bài viết Giáng Sinh Với Người Trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>
Dịp Giáng Sinh người ta thấy ba loại người tham gia tích cực trong việc chuẩn bị bên ngòai và tâm hồn đón Chúa Hài Đồng: Thiếu Nhi, Người Trẻ và Trưởng Thành. Mỗi thành phần có những lối hành sử khác nhau mà ai cũng mến phục và loi theo bắt chước
Vậy, năm nay : Giáng Sinh đem lại gì cho người trẻ

1. Hướng về Thiên Chúa tình yêuNgười trẻ háo hấc khao khát mong chờ thủ lãnh tối cao và tuyệt đối về tình yêu. Giáng Sinh, Chúa không chỉ nói mà làm một cách vô lường. Thiên Chúa là tình yêu và Ngài yêu loài người. Ngài không đợi con người đến mà người đến trước. Bạn trẻ có niềm tin gọi Thiên Chúa là Cha. Lễ Giáng Sinh đốt nóng thêm niềm tin vào Thiên Chúa Tình Yêu và Đức Kitô. Thiên Chúa làm người đến trần gian đem hết ân huệ này tới ân huệ khác (x. Ga 1, 16). Với tâm tình biết ơn, người trẻ chung lời ca tụng ngợi khen Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế gian, để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống (1Ga 4,9). Dù chưa có niềm tin. Lễ Giáng Sinh gợi lên người trẻ một vị Thượng Đế yêu loài người kỳ diệu chưa từng có là sai Con mình đền tội cho loài người (x.1Ga 4, 10). Chưa từng có trong một tôn giáo.

2. Nảy sinh tình ngườiTừ tình Chúa qua tình người. Hôm nay, không ai thèm khát tình người bằng người trẻ. Vì họ sống thật đáng giá con người, làm vua vũ trụ. Đang thực hiện bước tiến lớn về văn hóa và khoa học. Nhờ con người mà không-thời gian thu hẹp.Tuổi trẻ là tương lai con người, cần tình người để sống và trưởng thành, xây dựng cho chính mình và anh em chung quanh thêm hạnh phúc trường tồn. Một trong chiều sâu của lễ Giáng Sinh, là Thiên Chúa đến để xác thực “con người thật đáng qúi”. Chỉ vì muốn cứu con người khỏi xa ngã vì tình người đổ vỡ mà Thiên Chúa nhập thể. Ngài đến để con người được sống dồi dào trong ân phúc và chân lý (Ga 1, 14). Tình Chúa và tình người gần liền nhau. Bởi lẽ không ai tin Thiên Chúa mà không qúi trọng con người. Bởi lẽ không ai tin Thiên Chúa mà ghét bỏ người khác (1Ga 5, 20). Sinh ra trong trần gian Chúa Giêsu nhắc chúng ta giới răn căn bản: “Mến Chúa hết lòng và thương người khác như chính mình” (Mc 12, 29-30). Đồng thời dạy chúng ta một giới răn mới: “Các con thương yêu nhau như Thày yêu chúng con” (Ga 15,17). Quả thật, lễ Giáng Sinh là biến cố “tình người lên cao cực độ”

3. Đem lại niềm vui và an bìnhThánh Phaolô từng chúc các bạn trẻ: “Trên hết các bạn hãy có tình yêu, vì tình yêu là dây ràng buộc hạnh phúc. Nguyện xin bình an Đức Kitô làm chủ trong lòng các bạn. Sự bình an mà các bạn đã được kêu gọi tới để hưởng thụ” (Cl 3, 15)

Loài người nhất là bạn trẻ, không có hạnh phúc khi thiếu tình Chúa và tình người. Khi thiếu niềm vui và bình an. Vì thế, hơn ai hết, người trẻ, lễ Giáng Sinh là lễ của niềm vui và an bình. Được đánh dấu bởi ngưng chiến tranh, im tiếng súng. Gần hơn, các đèn sao muôn màu rực rỡ, hang đá trong gia đình, cửa tiệm, đường phố, đến cộng đoàn nhắc nhở người trẻ thăng hoa như ánh đèn bay cao tâm hồn hết vấn vương bụi trần. Trong thanh bình và với niềm vui dào dạt, người trẻ thân mật, sống cảm nhận trọng trong gia đình, bạn bè qua quà tặng, cánh thiệp và bữa tiệc.

Bên cạnh những hào nhoáng bên ngoài nhuốm mầu sắc thương mại, người trẻ cần khám phá thật sâu xa an bình đích thực nội tâm mà Giáng Sinh đem lại. Các bạn trẻ cần lắng nghe Thiên Thần báo với người chăn chiên : “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho các bạn một tin mừng trọng đại, cũng là tin cho toàn dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Độ, đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-Vít. Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11). Đây tràn ngập niềm vui an bình tràn ngập tâm hồn. Hãy làm như các mục đồng, tìm Chúa Hài Đồng trong máng cỏ trong nhà thờ hay gia đình. Hãy ngồi lại với Ngài ít phút để thờ lạy, yêu mến,chia sẻ tâm tư. Hình ảnh Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng và mấy con chiên nhỏ, gợi cho người trẻ nhiều ý nghĩa và hàm ngụ trong chiêm ngắm thiết tha keo sơn trong lòng. Hạnh phúc “mà không bị lấy đi’ (Lc 10, 42). Lúc ấy “những khách đã được mời trước kia không ai sẽ được mời dự tiệc” (Lc 14, 24)

4. Nhóm lên nhiều hy vọng lớn nơi người trẻ

Người trẻ hôm nay bị thách đố và đối diện với nhiều vấn đề phức tạp về niềm tin, gia đình, xã hội, tình yêu…Để vượt thắng mọi thử thách, người trẻ cần có hy vọng để sống. Ai có thể cho người trẻ hành trang thiết yếu này, nếu không phải Chúa Kitô. Vì mất hy vọng, người trẻ như đi trong đêm tối. Lễ Giáng Sinh là thời điểm ánh sáng bừng lên trong đêm tối người phàm. Chúa đến thế gian như luồng “áng sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1, 9). Ngài đến như thủ lãnh tối cao và đầy hy vọng hướng dẫn người trẻ hòa giài với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình. Chúa dạy mọi người yêu thương nhau. “Không có tình yêu nào hay tình yêu liên đới thí mạng sống vì người mình yêu thương và phục vụ” (x. )

Máng Cỏ, Thánh Thể, Thánh Giá là bằng chứng cho tình yêu lý tưởng này. Cảm nghiệp được tình yêu Máng Cỏ, người trẻ chắc chắn sẽ tìm ra lý tưởng sống, hy vọng. Không tình yêu nào mà không phải hy sinh. Không hy vọng nào mà không thách đố. Đấng là Đường, Sự Sống, Chân Lý sẽ trang bị cho người trẻ vũ khí sống hy vọng. Chính Ngài là hướng đạo, thần tượng, lý tưởng, hy vọng của người trẻ. Người trẻ sống như mục đồng hay các nhà Đạo Sỹ. Người trẻ hân hoan phấn khởi tìm thấy lý tưởng hy vọng, nhận lãnh sứ điệp loan báo truyền giáo.
(viết theo Tư liệu của Đ.Ô. Du Sinh Mai Đức Vinh:Giáng Sinh và Tuổi Trẻ. 2019)

Phạm Bá Nha

Nguồn: VietCatholic

 

Bài viết Giáng Sinh Với Người Trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

]]>