-Trong cuộc đời ta bận tâm vì nhiều con số,
Nhưng đã quên đi những điều nâng đờ tâm hồn,
Hãy nhủ lòng là Ki-tô hữu phải luôn luôn,
Bao giáo điều dẫn đường ta về nơi Hằng sống.
*Này một người đến gặp Ngài mà hỏi: ” Lạy Thày, tôi phải làm điều gì lành để được sống đời đời? “. Nhưng Ngài nói với người ấy: “ Tại sao người hỏi Ta về sự lành? Chỉ có Đấng tốt lành. Nếu người muốn vào sự sống thì hãy giữ các giới răn.”. Người ấy hỏi Ngài “ Giới răn nào? “. Đức Giêsu nói: “ Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian. Hãy thảo kính cha mẹ và hãy yêu mến đồng loại như chính mình.” Người thanh niên lại nói với Ngài: “ Hết các điều ấy tôi đã giữ, vậy tôi còn thiếu gì? “Đức Giêsu nói với anh: “ Nếu người muốn được trọn lành, thì hãy đi bán những gì người có mà cho kẻ khó và ngươi sẽ có một kho tàng trên trời, đoạn hãy đến theo Ta.” Nghe lời ấy người thanh niên bỏ đi buồn rầu, vì anh ta có nhiều của cải. ( Mt.19: 16- 22 )
Đoạn Phúc Âm trên nói về người thanh niên giàu có và anh ta còn vươn mắc bao nhiêu con số thế trần không thể từ bỏ được. Đây chính là bài học Chúa dạy ta biết buông bỏ những vật chất mau qua và hãy mở rộng tâm hồn đón nhận những điều giúp ích cho cuộc sống Vĩnh Hằng.
-Số l: Duy nhất trong bản tính Thiên Chúa- Hội Thánh duy nhất chân thật do Chúa Kitô thiết lập- Một cuộc sống đời này- Một phép rửa- Một cái chết và một sự phát xét sau khi chết. ( Những tín lý duy nhất được đề cấp rõ ràng nhất trong Kinh TIN KÍNH. ) Một ngôi vị trong 2 bản tính, vừa là Thiên Chúa vừa là con người.
-Số 2: Hai bản tính nơi Đức Kitô là nhân tính và thiên tính – Hai giao ước của Thiên Chúa với nhân loại, Cựu Ước và Tân Ước- Hai giới răn căn bản là Mến Chúa và Yêu Người- Hai nhóm người được chia ra trong ngày chung thẩm: người lành được cứu rỗi và kẻ nghich bị trầm luân.
-Số 3: Ba Ngôi Thiên Chúa – 3 ngày Chúa Giêsu nằm trong mồ rồi sống lại.-
Ba mẫu tự đầu I.H.S là chữ viết tắt La tinh: Jesus Hominum Salvator ‘nghĩa là Đức Giê-su Đấng Cứu Chuộc loài người.’
-Tuần tam nhật: Thời gian để cầu nguyện trước một Lễ trọng hay một dịp đặc biệt.
-Số 4: Bốn Thánh Sử Tin Mừng: Mátthêu, Luca, Marcô và Gioan-
Bốn nhân đức chủ yếu là khôn ngoan, công bình, tiết độ và dũng cảm. –
Bốn đặc tính Hội Thánh Ki-tô giáo trong kinh Tin Kính là Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền.- Bốn cây nến thắp lên trước 4 tuần Lễ Chúa Giáng Sinh.
Bốn nghi thức phụng vụ trong Lễ vọng Phục Sinh: Nghi thức thắp nến- Phụng vụ Lời Chúa – Phụng vụ Phép Rửa tội- Phụng vụ Thánh Thể.
Trong bữa Tiệc ly, Chúa lập Bí tích Thánh Thể dựa trên 4 cử chỉ: Chúa cầm bánh- Dâng lời tạ ơn- Chúa bẻ bánh- Trao bánh cho các môn đệ.
Ta thường nghe nói ‘tội kêu thấu tới trời’ là bốn tội: Cố sát (St.4: 10) Loạn dâm đồng giới (St.18: 20)- Áp bức người nghèo (Xh.2: 23)- Ăn cướp tiền công của người lao động (Gc.5: 4)
-Số 5: Năm vết thương của Chúa Giêsu khi bị treo trên Thập giá: 2 tay 2 chân và cạnh sườn.
Năm hạt hương dính trên cây nến Phục sinh là biểu tượng cho 5 dấu đanh của Chúa Cứu Thế là Người đã sống lại. 5 mùa Phụng vụ gồm: Mùa vọng- Mùa Giáng sinh- Mùa Chay- Mùa Phục sinh- Mùa Thường niên.
-Số 6: Sáu ngày Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ- -Sáu ưu việt của Thiên Chúa: sức mạnh, oai nghi, quyền năng, khôn ngoan, tình yêu và công bình.
-Sáu điều Hội Thánh dạy:
(1) Xem Lễ ngày Chúa nhật.
(2) Chớ làm việc xác ngày Chúa nhật.
(3) Xưng tội trong 1 năm ít là 1 lần.
(4) Chịu Mình Thánh Chúa trong mùa Phục sinh.
(5) Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.
(6) Kiêng thịt ngày Thứ sáu cùng những ngày khác Hội Thánh dạy.
-Số 8: Tám mối phúc thật. ( Bài Chúa giảng trên núi )
(1) Phúc cho những tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của họ.
(2) Phúc cho những ai hiền lành, vì Chúa giành Đất Hứa cho họ.
( 3) Phúc cho những ai khóc lóc, vì sẽ được an ủi.
(4) Phúc cho những ai khao khát đời sống chính trực, vì sẽ được thỏa lòng.
(5) Phúc cho những ai biết thương xót người, vì chính mình sẽ được thương xót.
(6) Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa.
tính(7) Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
(8) Phúc cho những ai bị người bạc đãi và sống ngay lành, vì Nước Trời đã giành cho họ.
-Tuần bát nhật: 7 ngày tiếp theo sau một Lễ trọng và tính cả ngày lễ.
-Số 9: Chín phẩm Thiên Thần: Seraphim- Cherubim- Bệ Thần- Quản Thần- Dũng Thần– Quyền Thần- Lãnh Thần- Tổng Thần và Thiên Thần.
-Tuần Cửu Nhật chính Chúa Giêsu thiết lập đầu tiên trước ngày Ngài về Trời. Chúa truyền dạy các Môn Đệ hãy ở lại Jerusalem cầu nguyện trong 9 ngày đón nhận Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngày nay chúng ta thường tổ chức làm Tuần Cửu Nhật trước những dịp Lễ Lớn hay xin ơn đặc biệt.
-Số 10: Mười Điều Răn do Chúa Giêsu truyền dạy qua Môsê lãnh nhận trên núi Sinai:
(1) Thờ phượng Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự.
(2) Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
(3) Giữ ngày Chúa nhật.
(4) Thảo kính cha mẹ.
(5) Chớ giết người,
(6) Chớ làm sự dâm dục.
(7) Chớ lấy của người.
(8) Chớ làm chứng dối.
(9) Chớ muốn vợ chồng người.
(10) Chớ tham của người.
-Số 11: Diễn tả tình trạng không đầy đủ sau khi Giu-đa phản bội bán Chúa, chỉ còn 11 cần phải bổ xung trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
-Số 12: Mười hai Thánh Tông Đồ: Phêrô, Andrê, Giacôbê, Gioan, Philipphê, Tôma, Simon, Batôlômêô, Nathanel, Mátthêu, Giuđa Tađêô, Giuđa Itcariốt ( kẻ bán Chúa ). Và 12 Tông Đồ cũng tương ứng với 12 chi tộc Israel.
-Số 13: Con số chỉ sự lừa đảo, ám chỉ Giu-đa kẻ phản bội.
-Số 14: Ngắm 14 Đàng Thánh Giá:
(1) Quan Philatô luận giết Chúa Giê-su.
(2) Chúa Giêsu vác Thánh Giá.
(3) Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất.
(4) Đức Mẹ gặp Chúa Giêsu vác Thánh Giá.
(5) Ông Simon vác Thánh Giá đỡ Chúa.
(6) Bà Veronica trao khăn cho Chúa lọt mặt.
(7) Chúa Giêsu ngã xuống đất lần hai.
(8) Chúa Giêsu yên ủi thành Jerusalem.
(9) Chúa Giêsu ngã xuống đất lần ba.
(10) Quân dữ lột áo Chúa Giêsu.
(11) Quân dữ đóng đanh Chúa Giêsu.
(12) Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá.
(13) Tháo đanh Chúa xuống phó trong tay Đức Mẹ.
(14) Táng xác Chúa trong hang đá.
-Số 50: Lễ Ngũ Tuấn được cử hành vào ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua, để tưởng niệm việc Thiên Chúa trao ban giới luật qua Mô-sê- Đấng Cứu Thế hứa ban Chúa Thánh Thần xuống vào ngày thứ 50 sau lễ Phục Sinh.
-Số 72: Ngoài 12 Tông Đồ đại diện cho 12 chi tộc Ít-ra-en, Chúa Giê-su còn tuyển chọn 72 Môn Đệ đại diện nhân loại để sai đi rao giảng Tin Mừng và ban cho các ông quyền năng trừ quỉ, chữa các bệnh tật.
*Nhưng đặc biệt hai số 7 và 40 được nhắc đến nhiều trong Tín điều giáo lý Công Giáo và Kinh Thánh, nhiều nhất là sách Khải Huyền.
-Số 40: Trận lũ lụt Đại Hồng Thủy thời Noe mưa trút xuống địa cầu 40 ngày đêm liên tục, nước dâng cao phủ mặt đất, diệt hết loài người cùng muôn vật cỏ cây, chỉ những người và thú vật trên con tàu ông Noe được cứu thoát.
-Tổ phụ Moisen lập giao ước cùng Đức Giavê, chờ đợi 40 ngày trên núi Sinai để Chúa ban 10 Giới Răn cho loài người.
-Tiên tri Êlia bị hoàng hậu Jezebel truy bắt, trốn nơi sa mạc hoang vu suốt 40 đêm ngày mới thoát khi đến chân núi Horeb.
-Ngôn sứ Giona truyền báo dân thành Ninivê hãy ăn chay xám hối 40 ngày để tránh tai họa Thiên Chúa trừng phạt.
-Thiên Chúa che chở nuôi dưỡng dân Ngài qua 40 năm lang thang trong sa mạc trước khi vào Đất Hứa: ban ngày cho vầng mây che mát, đêm đến cột lửa soi đường, manna và chim cút sa xuống làm của ăn hàng ngày.
-Moisen sai người đi dò thám 40 ngày tìm miền đất mầu mỡ đầy sữa mật cho dân.
-Vua Đavít Chúa cho cai trị vương quốc 40 năm an bình thịnh vượng.
-Vua Salomon Chúa ban khôn ngoan thông thái tuyệt vời, 40 năm trên ngai vàng đưa đất nước Itraen trở lên giàu sang đầy quyền lực.
-Trước khi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, Chúa vào hoang địa ăn chay cầu nguyện 40 ngày đêm và đã chiến thắng Satan cám dỗ.
-Chúa được an táng trong mồ 40 giờ sau Ngài Sống lại khải hoàn.
-Sau Phục sinh Chúa ở lại thế trần 40 ngày để an ủi các Môn Đệ và khi về trời sai Chúa Thánh Thần xuống ban sức mạnh cho các Môn Đệ đi rao giảng khắp nơi.
-Theo luật Moisen truyền dạy dân Chúa: người nữ sau khi sinh con 40 ngày phải lên Đền thờ dâng lễ vật để thanh tẩy.
-Đức Trinh Nữ Maria tuân giữa lề luật, sau khi sinh Hài Nhi 40 ngày Mẹ dâng Chúa trong Đền thánh cùng đôi chim bồ câu làm lễ vật.
-Kể từ đó sau lễ Giáng Sinh 40 ngày Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ dâng Chúa vào Đền thờ cũng được gọi là Lễ Nến.
-40 ngày Mùa chay xám hối, chúng ta sẽ ca khúc vinh thắng cùng Chúa Phục Sinh.
– Số 7: Trong tín điều & giáo lý Công Giáo:
-7 Tổng Lãnh Thiên Thần gồm Michael, Grabiel, Raphael, Urel, Raguel, Ramiel, Zerachiel.
-7 Ơn Chúa Thánh Thần: Khôn ngoan, Minh mẫn, Mưu lược, Dũng mãnh, Đạo đức, Hiểu biết, Kính sợ.
-7 Đặc tính của Chiên Con: Quyền năng, Phú quí, Khôn ngoan, Dũng lực, Danh dự, Vinh quang, Chúc tụng.
-7 sự Thương khó Đức Mẹ:
(1) Ông Simêon nói tiên tri về Đức Mẹ.
(2) Đức Mẹ đem Chúa trốn sang Ai-Cập.
(3) Đức Mẹ tìm thấy Chúa trong Đền Thờ.
(4) Đức Mẹ gặp Chúa vác Thánh Giá.
(5) Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá.
(6) Đức Mẹ ôm Chúa khi hạ xác xuống.
(7) Đức Mẹ chứng kiến khi an táng Chúa.
-7 Phép Bí tích: Rửa tội- Thêm sức- Thánh thể- Giải tội- Sức dầu- Hôn phối- Truyền chức thánh.
-7 Mối tội đầu:
(1) Khiêm nhường chế kêu ngạo.
(2) Rộng rãi chớ hà tiện,
(3) Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục.
(4) Hay nhịn chớ hờn giận.
(5) Kiêng bớt chế mê ăn uống.
(6) Yêu người chớ ghen ghét.
(7) Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
-Thương xót 7 mối:
(1) Cho kẻ đói ăn.
(2) Cho kẻ khát uống.
(3) Cho kẻ rạch rưới ăn mặc.
(4) Viếng kẻ đau ốm và tù tội.
(5) Cho khách đỗ nhà.
(6) Chuộc kẻ làm tôi.
(7) Chôn xác kẻ chết.
-Thương linh hồn 7 mối:
(1) Lấy lời lành mà khuyên người.
(2) Mở dạy kẻ mê muội.
(3) An ủi kẻ âu lo.
(4) Răn bảo kẻ có tội.
(5) Tha thứ kẻ khinh dể ta.
(6) Nhịn kẻ mất lòng ta.
(7) Cầu cho người sống và kẻ chết.
*Trong Thánh Kinh.
-7 Di ngôn của Chúa Giê-su trên đồi Thập Giá:
(1) Lạy Cha ! Xin tha cho họ vì họ không biết việc mình làm.
(2) Ta bảo thật hôm nay anh sẽ ở cùng Ta trên Nước Trời.
(3) Lạy Cha của Con ! Sao Ngài bỏ Con.
(4) Lạy Cha ! Con phó linh hồn trong tay Cha.
(5) Đây là con Bà và đây là Mẹ con !
(6) Ta khát !
(7) Thế là hoàn tất !
Chỉ riêng trong Cựu Ước số 7 đã được nhắc đến 77 lần.
-Sáng Thế Kỷ Chúa tạo dựng trời đất trong 7 ngày.
-Chúa phán: “ Ai giết Cain thì sẽ bị phạt gấp 7 lần “
-Cựu Ước gồm 7 cuốn: Gióp, Thánh Vịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diệu ca, Khôn ngoan, Huấn ca
-Eva được Chúa tạo thành từ xương sườn thứ 7 của Adam.
-Ngày thứ bảy là lễ Sa-bát của người Do Thái.
-Sau khi dân Chúa chiếm thành Giêricô thì 7 vị Tư Tế cầm 7 đèn và 7 loa đi vòng quanh thành.
-Giodép giải mộng cho vua Pharaông về 7 con bò gầy nuốt 7 con bò mập và 7 dẻ lúa lép nuốt 7 dẻ lúa tốt. Ông khuyên vua nên tích trữ lương thực cho 7 năm mất mùa.
*Trong Tân Ước- Đặc biệt trong Khải Huyền.
-Chúa dạy Phêrô phải tha thứ cho anh em 70 lần 7.
-Trong sách Công vụ Tông đồ có 7 Phó tế đầu tiên của Giáo hội sơ khởi.
-7 Thư chung của các Thánh Phê-rô, Gioan, Giacôbê và Giuđa Tađêô.
-Khải Huyền là sách cuối cùng trong 27 sách Tân Ước. Những hiện tượng sẽ xảy ra được Chúa mặc khải cho Thánh Gioan với những biến cố mang số 7 như 7 Giáo hội Tiểu Á tượng trưng cho Giáo hội toàn cầu- Con chiên 7 sừng 7 mắt biểu tượng thần khí Thiên Chúa- Con mãnh thú rồng đỏ 7 đầu đội 7 vương miện ám chỉ Satan – Con quái thú chính là hoàng đế Roma và con điếm chỉ thành Babylon và Dona sa đọa- 7 hạng người, 7 ngôi sao, 7 trụ đồng vàng, 7 chén, 7 kèn, 7 hồi sấm, 7 ngọn đồi, 7 ngọn đuốc, 7 kim bôi, 7 ấn tín..đều là những tiên báo sẽ xảy ra cho nhân loại.
-Số 100: Con số Thánh Kinh chỉ viên mãn- Đức Ki-tto đã nói đến một mùa gấp trăm lần và một phần thưởng gấp trăm lần.
Còn về cuộc sống con người:
Trăm năm tuổi thọ đời người,
Tựa như một áng mây trời trôi qua.
-Số 1000: Tượng trưng một số lượng vô hạn không thể đếm được- Thiên Chúa là Đấng duy nhất vĩnh cửu vì nơi Ngài không có yếu tố thời gian.
“Đối với Chúa một ngày như thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày.” ( 2Pr.3: 8 )
-Vào đời hai tay trắng,
Lìa đời trắng đôi tay,
Tại sao còn vương vấn,
Những con số nơi đây !
* Những Ký Hiệu Dòng Tu tại Việt Nam
Trước khi đề cập đến ký hiệu các Dòng Tu, ta cần nói đến 2 ký hiệu quan trọng nhất về Chúa Giêsu:
– Chữ INRI viết theo tiếng La-tinh nghĩa là JESUS NAZARENUS REX JUDAEOUM (Giêsu người Nazareth vua dân Do Thái )-Do Philatô cho viết trên đầu Thánh Giá khi Chúa chịu chết trên Núi Sọ-Golgota.
-Chữ JHS thường thấy viết trước bàn thờ hay thêu trên áo lễ có nghĩa là JESUS HOMINUM SALVATOR ( Đấng Cứu Chuộc nhân loại )
*Chúng ta thường nhận xét các Linh Mục, Đan Sĩ, Tu Sĩ qua màu sắc và kiểu y phục của những Dòng quen thuộc thường thấy như Dòng Chúa Cứu, Dòng Đa Minh, Dòng Don Bosco hay các Đan Sĩ…
Nhưng khi đọc những bài viết, sau tên tác giả gặp chữ viết tắt ta không biết rõ các vị này thuộc Dòng nào. Vì thế bài này xin trưng dẫn cách tổng quát để giúp người đọc khỏi bỡ ngỡ, nên không đi sâu vào chi tiết –
*Dòng Chúa Cứu Thế.
– Biểu hiệu viết tắt: C.Ss.R ( Congregatio Sanctissimi Redemptoris )
– Đấng sáng lập: Thánh Alphongso Maria Ligori
– Lễ Bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
– Châm ngôn: Ơn Cứu chuộc nơi Người chan chứa
*Dòng Đa Minh.
– Biểu hiệu viết tắt: O.P ( Ordo Praedicatorum )
– Đấng sáng lập: Thánh Đa Minh
– Lễ Bổn mạng: Lễ kính Thánh Tổ Phụ Đa Minh
– Châm ngôn: Chiêm niệm và truyền thông chân lý
*Dòng La San.
– Biểu hiệu viết tắt: F.S.C ( Fratres Scholarum Christianorum )
– Đấng sáng lập: Thánh Jean Baptiste De La Salle
– Lễ Bổn mạng: Thánh Gioan La Salle
– Châm ngôn: Dấu chỉ Đức tin
*Dòng Salesien Don Bosco.
– Biểu tượng viết tắt: S.D.B ( Societas Salesiana Sancti Joannes Don Bosco )
– Đấng sáng lập: Cha Gioan Bosco
– Lễ Bổn mạng: Thánh Francois De Salle
– Châm ngôn: Xin cho các linh hồn- Mọi sự khác xin cứ lấy đi.
*Dòng Tên Chúa Giêsu.
– Biểu tượng viết tắt: S.J ( Societas Jesus )
– Đấng sáng lập: Thánh Ignace De Loyola
– Lễ Bổn mạng: Kính Danh Thánh Chúa Giêsu
– Châm ngôn: Cho vinh danh Thiên Chúa hơn.
*Dòng Phanxicô Anh Em hèn mọn.
– Biểu tượng viết tắt: O.F.M ( Ordo Fratum Minorum )
– Đấng sáng lập: Thánh Phanxicô Assisi
– Lễ Bổn mạng: Thánh Phanxicô Assisi
– Châm ngôn: Tham gia phục vụ Giáo hội và xã hội trong mọi lãnh vực.
*Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu.
– Biểu hiệu tên gọi thông thường: Les Petits Frères De Jesus
– Đấng sáng lập: Cha Rene Voillaume lập Dòng theo tinh thần tu sĩ
Charles De Foucauld.
– Lễ Bổn mạng: Lễ Chúa Giáng Sinh
– Châm ngôn: Theo gương Chúa Giêsu sống ẩn dật 30 năm hòa
đồng với mọi người.
*Dòng Thánh Thể.
– Biểu tượng viết tắt: S.S.S ( Societas Sanctissimi Sacramenti )
– Đấng sáng lập: Thánh Phêrô Giuliano Eymard
– Lễ Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Chúa Giêsu Thánh Thể
– Châm ngôn: Sống sung mãn mầu nhiệm Thánh Thể
và trình bày ý nghĩa mầu nhiệm Thánh Thể.
*Dòng Trợ Thể Thánh Gioan Thiên Chúa.
– Biểu tượng viết tắt: O.H ( Ordo Hospitalis )
– Đấng sáng lập: Thánh Gioan Thiên Chúa
– Lễ Bổn mạng: Thánh Gioan Thiên Chúa
– Châm ngôn: Phục vụ bệnh nhân và người nghèo khổ theo
gương Chúa Giêsu nhân từ và thương xót.
*Dòng Xi-tô Thánh Gia.
– Biểu tượng viết tắt: S.O.C ( Sanctus Ordo Cistircianus )
– Đấng sáng lập: Cha Henri Denis
– Lễ Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất
– Châm ngôn: Cầu nguyện và Lao động
*Dòng Biển Đức.
– Biểu tượng viết tắt: O.S.B ( Ordo Sancti Benedicti )
– Đấng sáng lập: Thánh Bênêdictô
– Lễ Bổn mạng: Mỗi Đan Viện có lễ Bổn mạng khác nhau.
– Châm ngôn: Cầu nguyện và Lao động
+ Ngoài các Dòng trực thuộc quyền Giáo Hoàng nêu trên, ta còn thấy các Dòng sau đây trực thuộc quyền Giáo phận.
*Dòng Đồng Công.
– Biểu hiệu viết tắt: C.M.C ( Congregatio Matris Coredemptricis )
– Đấng sáng lập: Cha Đa Minh Maria Trần Đình Thủ
– Lễ Bổn mạng: Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc
– Châm ngôn: Không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ (Mt.20:28)
*Dòng Ngôi Lời Thánh Gia.
– Không biểu hiệu viết tắt.
– Đấng sáng lập: Đức cha Jean Sion
– Lễ Bổn mạng: Thánh Giuse 19/3
– Châm ngôn: Thánh hóa bản thân và tuân giữ các lời trong Phúc Âm.
*Dòng Thánh Tâm.
– Không biểu hiệu viết tắt.
– Đấng sáng lập: Đức cha Joseph Marie Engene Allys
– Lễ bổn mạng: Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
– Châm ngôn: Hãy đi rao giảng ( Mt.1:15 )
*Dòng Lời Chúa ( Dòng thừa Sai )
-Khẩu hiệu: Gratia et Gaudium in Fide ( Ân sủng và Tin Mừng trong Đức tin )
– Biểu hiệu viết tắt: F.M ( Missionaries of Faith )
– Đấng sáng lập: Chị Anna Maria Andreani và cha Luigi Duilio Grazioti
– Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất
– Châm ngôn: Đạt đến Đức ái hoàn hảo qua thánh hóa bản thân và phục vụ Giáo Hội
*Dòng Thánh Gia.
– Biểu hiệu viết tắt: A.R.T ( Adveniat Regnum Tuum )
– Đấng sáng lập: Đức cha Valentin Herrgott
– Lễ Bổn mạng
: Thánh Gia Thất
– Châm ngôn: Nước Cha trị đến
*Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo.
– Không biểu hiệu viết tắt.
– Đấng sáng lập: Cha Ermin de Clerch
– Lễ Bổn mạng: Đức Mẹ thăm viếng
– Châm ngôn: Vì Chúa Giêsu là đạo Phúc Âm của Người.
*DÒNG THỪA SAI BÁC ÁI.
– Missionries of Christ’s Charity.
– Đấng sáng lập: Mẹ Teresa Calcutta
– Lễ Bổn mạng: 5/9 ngày Mẹ Teresa qua đời
– Châm ngôn: Một lối sống đơn sơ, một tâm hồn tuyệt vời
*Ghi chú: Dòng Thừa Sai Bác Ái là Tu hội thuộc quyền Giáo Phận 7/10/50
Dòng Thừa Sai Bác Ái là Tu hội thuộc quyền Giáo Hoàng 1/2/65
+ Chân thành cảm tạ và mong thông cảm những thiếu sót.
+ Cùng xin lỗi không nói đến các Tu Hội vì quá nhiều và không nắm vững.
Đinh văn Tiến Hùng
(*) Ghi chú: Đây không phải là bài biên khảo về Thánh Kinh-Giáo lý và các Dòng, nhưng với mục đích muốn giới thiệu cách tổng quát đóng góp thêm cho đời sống thiêng liêng-Những con số và ký hiệu có thể ta đã gặp còn khái quát hay không nhớ hết vì cuộc sống bận rộn bao quanh hàng ngày.
Nguồn: https://vietcatholic.net/News/Html/290908.htm